Khuôn dập #126 – Lực dập (3) Lực uốn

Lực uốn được thảo luận ở đây là lực để tạo hình một sản phẩm uốn tự do. Trong quá trình uốn, uốn đáy được dùng thường xuyên ở điểm chết dưới nhằm làm ổn định được hình dạng. Một lực cực kì lớn sẽ cần phải có trong quá trình uốn đáy tuỳ theo lượng đáy được uốn. Kích thước của lực này có thể từ 5 tới 10 lần lực uốn tự do.

(1) Lực uốn để uốn chữ C

Hình 1. Uốn chữ V

Lực uốn để uốn chữ V thu được dùng công thức sau.

P = (C1 + B + t^2 + Ts) / L (kgf)

P: lực uốn (kgf)

C1: hệ số

B: chiều dài đường uốn (mm)

t: chiều dày tấm (mm)

Ts: độ bền kéo (kgf/mm^2)

Hệ số (C1) là 1.33 nếu độ rộng vai cối (L) là 8 lần chiều dày tấm vật liệu (t), 1.5 nếu độ rộng vai cối là khoảng 5 lần chiều dày tấm, và khoảng 1.2 nếu nó khoảng 16 lần chiều dày tấm.

(2) Lực uốn để uốn chữ L

Hình 2. Uốn chữ L

Lực uốn để uốn chữ L thu được bằng công thức sau.

P = C/3 * B * t * Ts (kgf)

P: lực uốn (kgf)

C: hệ số từ 1.0 tới 2.0 (lựa chọn hệ số lớn hơn nếu R chày và R cối nhỏ)

B: chiều dài đường thẳng uốn (mm)

t: chiều dày tấm (mm)

Ts: độ bền kéo (kgf/mm^2)

Hình dạng này là cơ bản cho lực uốn đối với quá trình uốn được nén. Trong trường hợp uốn chữ U như thấy ở Hình 3, do đường thẳng uốn (B) nằm ở hai vị trí, công thức tính toán bằng hai lần giá trị của chiều dài đường thẳng uốn (B) trong công thức ở trên.

Hình 3. Uốn chữ U

Theo kiểu này, nếu quá trình uốn được thực hiện ở vài điểm cùng lúc thì tổng chiều dài đường uốn sẽ được lấy giá trị của B.

(nguồn misumi-techcentral)

Một bình luận trong “Khuôn dập #126 – Lực dập (3) Lực uốn”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.