Khuôn dập #125 – Lực dập (2) Lực cạnh bên và lực loại bỏ đề-xê

(1) Lực cạnh bên (F)

Như thấy ở Hình 1, lực cạnh bên là lực sinh ra theo hướng góc bên phải của lực đột dập. Nếu chiều rộng còn lại của vật liệu nhỏ thì vật liệu sẽ bị nén lại bởi lực cạnh bên và có thể bị biến dạng.

Hình 1. Lực cạnh bên trong đột bao hình và hệ quả của nó

Hiệu ứng trên chày tác động ở một bên cạnh và khe hở thay đổi do đó làm thay đổi trạng thái đột bao hình. Khuôn dập có thể bị vỡ nếu vùng cạnh cắt của nó bị yếu. Lực cạnh bên tăng tỷ lệ với quá trình đột bao hình. Nó cũng thay đổi tùy theo kích thước của khe hở đột. Lực cạnh bên được diễn tả như bên dưới.

P = Kf * P (kgf)

F: lực cạnh bên (kgf)

P: lực đột bao hình (kgf)

Kf: hệ số của P

Hình 2 cho thấy hệ số (Kf) của lực cạnh bên khi mà khe hở là 3%. Trong trường hợp tấm thép mềm, chúng ta cần cẩn thận do hệ số này có thể lớn hơn 30% của lực đột bao hình.

Hình 2. Biên độ lực cạnh bên đối với vật liệu khác nhau

(2) Lực loại bỏ đề-xê (Ps)

Đây còn được gọi là lực gạt phôi. Đây là lực để gạt vật liệu bị dính trên chày. (Xem Hình 3)

Hình 3. Loại bỏ đề-xê

Lực này được thể hiện như bên dưới với mối liên hệ với lực đột bao hình (P).

Ps = Ks * P (kgf)

Ps: lực loại bỏ đề-xê (kgf)

P: lực đột bao hình (kgf)

Ks: hệ số có mối liên hệ với lực đột bao hình

Lực loại bỏ đề-xê thay đổi giữa 0.03 và 0.08. Lực loại bỏ đề-xê thay đổi lớn theo khe hở chày cối. Lực này lớn khi khe hở nhỏ và trở nên nhỏ nhất khi khe hở vào khoảng 20%.

Trong trường hợp khuôn kiểu gạt phôi động, thì lực loại bỏ đề-xê đòi hỏi phải được xác định độ cứng của lò xo. Nếu độ phẳng của sản phẩm thu được bằng cách nén vật liệu bằng bộ gạt phôi, thì giá trị Ks ở trên là không đủ, và chúng ta phải để lớn hơn nhiều. Giá trị của Ks trong trường hợp này sẽ vào khoảng 0.1 tới 1.0. Giá trị Ks được dùng phổ biến là nằm trong khoảng 0.1 tới 0.3.

(nguồn misumi-techcentral)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.