Khuôn dập #127 – Lực dập (4) Lực thúc

Lực dập (P) cần thiết để thúc một hinhd trụ là lực mà chày dùng để đẩy phôi tròn vào trong cối. Yếu tố chính liên quan tới lực dập là trở kháng của phôi vật liệu để biến dạng. Ngoài ra, cũng có hiệu ứng của lực ma sát giữa phôi vật liệu và cối, lực giữ phôi (xem bài số 10 để biết chi tiết về lực giữ phôi), v.v. Tổng của tất cả lực này chính là lực thúc cần thiết.

Lực dập của quá trình thúc thường được xác định bằng công thức sau. Xem Hình 1.

P = K * pi * d * t * Ts (kgf)

P: lực thúc (kgf)

K: hệ số

pi: số pi (3.14)

d: đường kính thúc (mm)

t: chiều dày tấm (mm)

Ts: độ bền kéo (kgf)

Hình 1. Lực thúc

Các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới lực thúc là độ bền kéo của vật liệu, tỷ số thúc (drawing ratio), độ dày tấm tương đối (được xác định bằng chiều dày tấm vật liệu / đường kính phôi * 100(%)). Nếu tỷ số thúc là cố định thì hệ số (K) sẽ nhỏ nếu chiều dày tấm tương đối nhỏ. Giá trị giới hạn của nó là 1.0. Trong công thức trên, vật liệu sẽ bị nứt nếu K vượt quá 1.

Nếu chiều dày tấm tương đối cố định, thì nó thay đổi tuỳ theo tỷ số thúc. Hệ số được đưa ra để tham khảo trong ví dụ này của một tấm thép (SPC). Sau đây là giá trị của K nếu chiều dày tấm tương đối là 1.2%.

(1) Thúc lần đầu

Tỷ số thúc (m) = 0.50 -> K = 1.0

0.55 -> K = 0.80

0.60 -> K = 0.68

0.70 -> K = 0.42

(2) Thúc lại

Tỷ số thúc (m) = 0.75 -> K = 0.90

0.80 -> K = 0.62

0.82 → K = 0.52

0.85 → K = 0.42

0.90 → K = 0.20

Nếu tỷ số thúc giống nhau ở cả lần thúc đầu và lần thúc lại thì giá trị K sẽ lớn hơn ở lần thúc lại. Điều này là do hệ quả của quá trình làm cứng của vật liệu. Lực thúc thu được bằng công thức sẽ nằm trên điểm chết dưới của máy dập khá nhiều. Máy dập được lựa chọn dựa trên công suất mô-men của nó.

Máy dập không được lựa chọn dựa trên mối liên hệ giữa lực thúc và công suất danh nghĩa của máy.

(nguồn misumi-techcentral)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.