Video

Kỷ luật tự giác – Bí quyết để bạn đạt được ước mơ

Bạn hãy lắng nghe kỹ…. Những phút sắp tới có thể sẽ thay đổi cả cuộc đời bạn!

Bạn không thể thắng cuộc chiến đối đầu với thế giới này nếu bạn không thể chiến thắng được bản thân mình. Kỷ luật tự giác là trung tâm của tất cả các yếu tố để làm nên thành công nhưng 99% loài người không sẵn sàng để làm cái điều có thể biến giấc mơ của họ thành hiện thực đó. Những người lính thủy đánh bộ thường nói “Mọi người đều muốn lên thiên đường, nhưng lại không ai muốn phải chết”. Và điều này là sự thật.

Điểm cốt yếu có thể làm cho mọi giấc mơ đơm hoa kết trái chính là KỶ LUẬT TỰ GIÁC! Điều này cũng đơn giản như thức ăn và việc ăn nó không liên quan gì tới cơ thể của bạn lắm mà nó chủ yếu liên quan tới ý chí của bạn. Ý chí của bạn ra lệnh để bạn có thể lựa chọn những hành vi mà bạn cảm thấy thích thú nhất.

Rất nhiều người đang cố gắng thay đổi rất nhiều lần giống như tôi nghe tin tức theo thói quen. Làm thế nào để có thể tiếp nhận những thói quen mới và cũng có thể loại bỏ, phá vỡ những thói quen xấu. Rất nhiều người luôn luôn muốn thường xuyên thay đổi bản thân. Họ muốn bản thân họ tập thể thao. Họ muốn bản thân họ ngồi thiền. Họ muốn bản thân họ đọc sách nhiều hơn. Và họ muốn bản thân họ làm điều X j đó hoặc là họ muốn bỏ một số thói quen. Họ muốn bỏ thuốc lá. Họ muốn dừng ăn loại thức ăn này. Họ muốn dừng…

Tôi luôn nói với mọi người là nên dừng việc kiểm tra điện thoại khi bắt đầu một ngày mới. Anh cũng nghe nhiều về việc này rồi phải không? Nếu bạn chiến thắng mình trong giờ đầu tiên trong ngày, bạn sẽ có được ngày hôm đó.

Mỗi ngày chúng ta chọn những điều khó khăn. Đó không phải là điều chúng ta ưa thích. Đúng không? Nếu thế giới này có tấn công bạn thế giới này muốn vùi dập bạn và thế giới này đang cố kéo bạn xuống bạn sẽ để bản thân bạn bị đá như trái bóng chứ? Nếu để như vậy, bạn sẽ không bao giờ vươn tới được những điều bạn hằng mơ ước.

Khi tôi muốn chuyển mình hoặc vươn lên hoặc tạo ra một thay đổi tích cực thực sự. Tôi nhìn vào tất cả các khía cạnh khác của chúng ta. Tôi lấy ví dụ tôi quan sát môi trường: “Mọi người có tạo ra môi trường cho họ để có thể chiến thắng không?”. Và anh biết đấy, xã hội thay đổi không chỉ xảy ra ở mức như vậy đâu. Nhưng điều mà anh phải thay đổi chính là môi trường. Lấy ví dụ nếu anh muốn dừng việc ăn một loại thực phẩm nào đó thì tốt hơn hết là không có loại thực phẩm đó trong nhà của anh đúng không? Đó chính là anh đã thay đổi môi trường.

Trong cuộc sống, tất cả chúng ta bắt buộc phải trải qua 2 nỗi đau: Nỗi đau của kỷ luật hoặc nỗi đau của sự hối tiếc. Tôi đang đề nghị bạn đây: hãy lựa chọn… SÁNG SUỐT!

Bất cứ điều gì bạn phấn đấu để đạt được trong đời, điều quan trọng là HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC và hoàn thành công việc theo một cách có hệ thống. Xây dựng thói quen gắn liền với hoàn thành công việc theo một cách hệ thống đòi hỏi bạn phải trở thành NGƯỜI CÓ KỶ LUẬT. Nếu chúng ta sống một cuộc sống lười nhác vô tổ chức, chúng ta chỉ sống theo cảm xúc của chúng ta và chúng ta hành động theo những nhịp cảm xúc này, chúng ta sẽ có những lựa chọn rất tệ, điều mà chúng ta sẽ cảm thấy hối tiếc sau này. Chúng ta tốt hơn hết là phải tuân thủ kỷ luật của chính mình. NGAY BÂY GIỜ để sau này chúng ta sẽ không phải gánh theo một núi hối tiếc.

Tôi nghĩ rất nhiều người đã phải chịu đựng sự mệt mỏi trong việc đưa ra quyết định đúng, và có một nghiên cứu rất vững chắc đã chỉ ra rằng bạn chỉ có thể đưa ra một số những quyết định chính xác trong ngày và sau đó bạn sẽ không thể thực hiện điều đó thêm nữa và điều này thực sự hữu ích đối với ngành y khoa phẫu thuật và các ngành tương tự trong việc lường trước được lúc nào họ có thể bị phạm sai lầm. Vào lúc bắt đầu hoặc trong ngày làm việc, dù chúng ta là chủ doanh nghiệp, hay người quản lý, hay kể cả làm cha mẹ, chúng ta đều có những quyết định của riêng mình. Và đó là điều mà tại sao những người như Mark Zuckerberg (CEO Facebook) hay Tony Hsieh (CEO Zappos) họ lúc nào cũng mặc những bộ áo giống nhau bởi vì họ không muốn dành một trong những quyết định của mình chỉ để xem “Oh hôm nay mình mặc cái gì đây nhỉ?”. Đúng không?

Vì vậy mục tiêu của tôi là biến cuộc đời mình như một dòng chảy, đặt ra những công việc phải làm trong giờ đầu tiên của một ngày và trong giờ cuối cùng của một ngày. Tôi thực sự quản lý từng chi tiết nhỏ cho tới khi nó trở thành thói quen. Tôi không phải bận tâm tới nó về sau nữa bởi vì đó là những khoảng thời gian trong ngày mà tôi có thể chủ động nhiều nhất. Còn trong khoảng thời gian giữa ngày, anh biết đấy, đồng nghiệp thì cần cái này, khách hàng thì cần gấp cái kia, chỉ trừ giờ đầu tiên và giờ cuối cùng trong ngày thôi. Tôi muốn làm chủ thời gian vì tất cả điều này thực sự giúp chúng ta phát triển sự rắn rỏi và dẻo dai. Tôi biết cơ thể mình tôi có khả năng kiên trì.

Anh biết đấy. Tôi lúc nào cũng phải bảo vệ bộ não của mình. Cái gì sẽ đi vào nó và tôi không bao giờ xem những tin tức gây ảnh hưởng xấu và những điều lặt vặt mà tôi chỉ tập trung như anh biết đấy, tôi xem và nghe chương trình của anh và có thể còn có vài điều nho nhỏ hữu ích tôi đọc mỗi ngày. Bởi vì tôi cần phải giữ cơ thể ở trạng thái tích cực Tôi muốn hy vọng và tôi tìm kiếm sự giúp đỡ. Tôi tìm kiếm nguồn cảm hứng và kể cả một lời hướng dẫn.

Kỷ luật tự giác có thể được định nghĩa là tự yêu mình khi anh nói rằng anh yêu bản thân mình điều đó có nghĩa là anh có những hành vi hướng về bản thân. Đó là tình yêu khi anh nói với bản thân “Này anh zai, tôi biết anh muốn ăn cái bánh pizza đó, và nó trông thực sự ngon đấy! Nhưng tôi không thể để anh ăn cái đó, anh zai ạ. Bởi vì nếu anh ăn cái bánh pizza đó, anh sẽ cảm thấy mình như c**’t. Tôi yêu anh rất nhiều nên sẽ không để anh ăn cái bánh đó.”.

Tôi nghĩ từ “Kỷ luật” là một từ bị mang một cái tên xấu. Chúng ta thường nghĩ về nó đi kèm với sự trừng phạt. Nhưng tôi không dùng nó theo kiểu đấy. Tôi nói về “Kỷ luật” theo ý nghĩa mà bạn sẽ không có sự thỏa mãn ngay tức thời để đổi lấy mục tiêu dài hạn. Tự trọng, tự yêu bản thân là khi bạn tự nhủ với chính mình “Anh zai ạ, tôi biết anh và cô gái đó rất xứng đôi với nhau. Tôi biết anh rung động nhưng đó là họ hàng bạn gái anh. Tôi rất yêu anh nên không để anh làm trái lương tâm được.”.

Tự yêu chính là “”Này, tôi biết anh có bài kiểm tra vào thứ Hai. Tôi biết anh thực sự muốn đi ra ngoài với bạn bè vào tối thứ Bảy. Anh muốn đi ra ngoài, nhưng nếu anh trượt bài kiểm tra anh sẽ cảm thấy bản thân mình thật tồi tệ. Anh biết là tôi yêu anh rất nhiều nên tôi sẽ không để anh ra ngoài tối nay”.

Kỷ luật tự giác là tự yêu bản thân. Nếu bạn muốn được hạnh phúc bạn phải yêu bản thân mình. Điều đó có nghĩa là bạn phải giữ kỷ luật với chính hành vi của mình. Con đường dẫn tới hạnh phúc lâu bền là đều phải qua KỶ LUẬT TỰ GIÁC.

“Không có kỷ luật tự giác thì thành công là điều không thể.” – Lou Holtz

(nguồn youtube Be InSpired)

Simon Sinek: Người lãnh đạo tốt là người làm bạn yên tâm

Có một Đại úy tên là William Swenson, vừa được trao tặng Huân chương Danh Dự của Quốc Hội Hoa Kỳ cho hành động của mình vào ngày 08/09/2009.

Vào ngày đó, một nhóm lính Mỹ và Afghanistan đang hành quân qua một tỉnh của Afghanistan để bảo vệ một nhóm quan chức chính phủ Hoa Kỳ và một nhóm quan chức chính phủ Afghanistan sắp sửa gặp gỡ các già làng địa phương. Nhóm lính bị phục kích và bị bao vây từ ba phía và giữa nhiều thứ khác.

Đại úy Swenson được ca ngợi vì đã băng qua làn đạn để cứu những người bị thương và đưa thi thể những người đã hi sinh về. Một trong số những người được anh cứu là một trung sĩ, anh ấy cùng một người đồng đội đang cố chạy đến chiếc trực thăng cứu thương.Điều đặc biệt xảy ra hôm đó là thật trùng hợp một trong những người lính cứu thương có một chiếc camera hành trình gắn trên mũ và nó đã ghi lại toàn bộ sự việc. Video ghi lại cảnh Đại úy Swenson và đồng đội đang đưa một người lính bị thương ở cổ đến trực thăng. Sau khi đặt người lính lên chiếc trực thăng, đại úy Swenson cúi xuống hôn anh ta trước khi quay lại cứu những người khác.

Sau khi được xem cảnh tượng đó, tôi nghĩ: Những con người như thế ở đâu ra vậy? Đó là gì? Phải là cảm xúc cực kì mãnh liệt mới có thể khiến bạn làm điều đó. Đó là tình yêu và tôi muốn biết tại sao những người làm việc cùng tôi lại không như vậy.

Trong quân đội, người ta trao huân chương cho những người sẵn sàng hi sinh vì người khác. Trong kinh doanh, chúng ta thưởng cho những người sẵn sàng hi sinh những người khác để chúng ta có thể phát triển. Thật trái ngược, phải không? Vì vậy, tôi tự hỏi, những người như thế đến từ đâu? Điều đầu tiên, tôi rút ra đơn giản họ là những người tốt. Đó là lý do họ gia nhập quân đội. Những người tốt như họ bị lôi cuốn bởi lý tưởng phục vụ. Nhưng điều đó hoàn toàn sai.

Điều tôi tìm ra là đó chính là nhờ môi trường, nếu có môi trường tốt bất kì ai trong chúng ta cũng có thể làm nên điều kì diệu, quan trọng hơn, những người khác cũng có khả năng đó. Tôi đã rất vinh dự khi gặp một vài trong số họ, những người mà chúng ta gọi là anh hùng, những người liều mình để cứu những người khác. Tôi hỏi họ: “Tại sao anh sẵn sàng làm như vậy?” Tại sao anh lại làm điều đó? Tất cả họ đều trả lời giống nhau: “Vì những người khác cũng sẽ làm vậy vì tôi”.

Đó là sự tin tưởng và hợp tác sâu sắc. Vì vậy, tin tưởng và hợp tác rất quan trọng. Vấn đề là tin tưởng và hợp tác, là những cảm xúc, không phải mệnh lệnh. Không thể chỉ nói là: “Hãy tin tôi” là bạn tự nhiên tin tôi được. Không thể chỉ bảo hai người hợp tác với nhau là họ hợp tác với nhau được. Không phải vậy, mà là cảm xúc. Vậy cảm xúc đó đến từ đâu?

Nếu quay trở lại 50.000 năm trước thời kì đồ đá cũ, thời kì đầu của người Homo Sapien, thứ chúng ta thấy là một thế giới đầy rẫy những hiểm nguy luôn đe dọa tính mạng chúng ta. Đây không phải chuyện cá nhân. Dù cho đó là thời tiết, thiếu thốn tài nguyên hay một con hổ nanh kiếm, tất cả những thứ đó làm giảm tuổi thọ của con người. Và vì thế, ta tiến hóa thành động vật có tổ chức xã hội, sinh sống và làm việc cùng nhau trong cái mà tôi gọi là vòng an toàn. trong bộ lạc nơi chúng ta cảm thấy thuộc về. Và khi tự thấy an toàn khi ở cùng đồng loại, phản ứng tự nhiên là sự tin tưởng và hợp tác. Điều này có những lợi ích cố hữu. Tôi có thể ngủ ngon khi đêm xuống và tin rằng sẽ có ai đó trong bộ tộc canh chừng nguy hiểm cho tôi. Nếu chúng ta không tin nhau, nếu tôi không tin bạn, nghĩa là bạn sẽ không canh chừng nguy hiểm cho tôi. Đó là môi trường không tốt để sinh tồn.

Thế giới hiện đại cũng hệt như vậy. Thế giới đầy rẫy hiểm nguy những thứ khiến ta thất vọng với cuộc sống hoặc làm giảm cơ hội thành công của chúng ta. Đó có thể là những biến động kinh tế, sự thay đổi của thị trường chứng khoán. Có thể là một công nghệ mới xuất hiện và làm cho mô hình kinh doanh của bạn lỗi thời chỉ sau 1 đêm. Hay những đối thủ cạnh tranh đôi khi cố gắng giết chết bạn, cố gắng khiến bạn phá sản hay ít nhất là làm cho việc kinh doanh của bạn gặp khó khăn và cướp đi lợi nhuận. Chúng ta không thể kiểm soát được chúng. Chúng như những hằng số và không bao giờ mất đi.

Những biến số duy nhất là các điều kiện bên trong tổ chức và đó là nơi mà khả năng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, người lãnh đạo sẽ làm gương cho những người khác. Khi người lãnh đạo quyết định đặt sinh mạng và an toàn của những thành viên tổ chức lên trên hết, cho dù phải hi sinh sự thoải mái hi sinh… những lợi ích trước mắt, để cho những người khác ở lại, cảm thấy an toàn, cảm thấy thực sự thuộc về tổ chức, khi đó, điều phi thường xuất hiện.

Một lần khi đi máy bay, tôi chứng kiến một sự việc, một hành khách cố lên máy bay trước khi được gọi tên, người gác cổng đối xử với anh ta như thể anh ta là kẻ phạm pháp một tên tội phạm. Anh ta bị quát mắng vì cố lên máy bay quá sớm. Thế nên, tôi lên tiếng: “Tại sao lại đối xử với chúng tôi như súc vật vậy? Tại sao không thể đối xử với chúng tôi như con người?” Cô ấy trả lời chính xác như thế này: “Thưa ông, nếu tôi không làm theo quy định,tôi sẽ gặp rắc rối hoặc bị mất việc.” Tất cả những gì cô ấy nói với tôi là cô ấy không cảm thấy an toàn. Cô ấy không tin tưởng người lãnh đạo của mình. Lý do chúng tôi thích đi máy bay của Southwest Airlaines không phải vì họ thuê được những người tốt hơn mà vì họ không sợ người lãnh đạo của mình.

Bạn thấy đấy, nếu điều kiện không đúng thì chúng ta bị buộc phải dành thời gian và sức lực để bảo vệ bản thân khỏi những người khác, và điều này làm tổ chức suy yếu. Khi cảm thấy an toàn trong tổ chức của mình, chúng ta tự nhiên sẽ kết hợp tài năng và thế mạnh, làm việc không mệt mỏi để đối mặt với những hiểm nguy bên ngoài và chớp lấy cơ hội của mình.

Mô tả gần nhất mà tôi có thể đưa ra cho một lãnh đạo tốt là việc làm bố mẹ. Để làm một bố (mẹ) tốt, bạn muốn gì? Điều gì làm nên một phụ huynh tốt? Chúng ta muốn cho con cái mình cơ hội, giáo dục, dạy dỗ chúng khi cần thiết. Tất cả để chúng có thể trưởng thành và đạt được nhiều thành tựu hơn chúng ta.

Những người lãnh đạo tốt cũng vậy. Họ muốn tạo cơ hội cho người của mình, cho họ giáo dục cũng như kỉ luật khi cần thiết, giúp họ tự tin, cho họ cơ hội để thử và thất bại, tất cả để họ có thể đạt được những điều lớn lao hơn những gì ta có thể tưởng tượng.

Charlie Kim là CEO của một công ty tên Next Jump ở New York, một công ty công nghệ, ông ấy cho rằng, nếu gia đình bạn gặp khó khăn, liệu bạn có ý định từ bỏ một trong những đứa con của mình? Không bao giờ. Vậy tại sao lại sa thải nhân viên trong công ty mình? Charlie thi hành chính sách thuê nhân viên trọn đời. Nếu được tuyển dụng vào Next Jump, bạn sẽ không bị đuổi việc vì năng suất làm việc thấp. Trên thực tế, nếu bạn có vấn đề, họ sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn, giống như cách chúng ta làm với con cái mình nếu chúng bị điểm C ở trường.

Đa số các công ty khác thì ngược lại. Đây là lý do tại sao rất nhiều người oán ghét và căm giận các CEO ngân hàng vì cấu trúc lương và thưởng không cân xứng. Vấn đề không phải là các con số. Mà là họ đã làm trái định nghĩa về lãnh đạo. Họ đã làm trái bản giao kèo xã hội cố hữu này. Họ sẵn sàng hi sinh người của mình để bảo vệ lợi ích bản thân, hay tệ hơn, luôn hi sinh người của mình để bảo vệ lợi ích bản thân. Đây là điều làm ta giận dữ, không phải những con số.

Liệu có ai tức giận nếu Gandhi nhận được khoản thưởng 150 triệu đôla? Hoặc khoản thưởng 250 triệu đô cho Mẹ Teresa? Có ai có vấn đề gì với nó không? Chắc chắn là không. Hoàn toàn không. Những lãnh đạo tốt sẽ không bao giờ hi sinh con người để cứu các con số. Họ sẽ hi sinh các con số để cứu con người.

Bob Chapman, người điều hành công ty ở Midwest tên là Barry-Wehmiller, năm 2008, công ty bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế và họ đã mất 30% đơn đặt hàng trong vòng một đêm. Với một công ty lớn, đó là vấn đề nghiêm trọng và họ có thể không đủ tiền trả lương cho nhân viên. Họ cần giữ lại 10 triệu đô la. Giống như nhiều công ty khác, Ban giám đốc họp và thảo luận về việc cắt giảm nhân viên. Và Bob đã từ chối. Bob không tin vào số lượng khối óc. Bob tin vào số lượng con tim và mọi việc sẽ khó khăn hơn nếu giảm đi số lượng con tim. Và thế là họ đưa ra chương trình cho nghỉ phép. Tất cả nhân viên, từ thư ký đến CEO được yêu cầu nghỉ phép không lương trong bốn tuần. Nghỉ phép bất cứ khi nào họ muốn, không bắt buộc phải nghỉ liên tiếp.

Cách mà Bob đề xướng chương trình này có ý nghĩa rất lớn. Ông nói: “Tất cả chịu đựng một ít sẽ tốt hơn là để bất kỳ ai trong chúng ta chịu đựng nhiều.” Và tinh thần nhân viên trong công ty đi lên. Họ tiết kiệm được 20 triệu đô la, và quan trọng hơn cả, như đã nói lúc nãy, khi người ta cảm thấy an toàn và được bảo vệ bởi người lãnh đạo, phản ứng tự nhiên là tin tưởng và hợp tác. Không ai ngờ tới rằng mọi người bắt đầu hỗ trợ nhau. người có thể làm được nhiều hỗ trợ cho những người có hiệu suất làm việc kém hơn Người ta sẵn sàng nhận 5 tuần phép để người khác chỉ phải nhận 3 tuần.

Lãnh đạo là một sự lựa chọn Không phải được xét theo cấp bậc Tôi biết nhiều người ở vị trí cao nhất của tổ chức không phải là lãnh đạo thực thụ. Họ là những người cầm quyền và ta phải làm theo lời họ vì họ có toàn quyền quyết định nhưng ta sẽ không tự nguyện đi theo. Tôi biết nhiều người ở vị trí thấp nhất, không có quyền lực trong tay lại là những lãnh đạo thực sự, bởi vì họ chọn quan tâm tới những ở bên trái họ và họ chọn quan tâm tới những ở bên phải họ. Đó mới đúng là một người lãnh đạo.

Tôi có nghe một câu chuyện từ vài người Lính Thủy Đánh Bộ những người đã từng ra chiến trường và theo luật của Lính Thủy Đánh Bộ, người chỉ huy ăn sau cùng anh để cho lính mình ăn đầu tiên và khi họ ăn xong không còn thức ăn nào cho anh. Khi họ trở ra chiến trường, lính của anh đem phần thức ăn của mình cho anh ấy, bởi điều này là một lẽ tất nhiên.

Ta gọi họ là lãnh đạo vì họ luôn đi đầu. Ta gọi họ là lãnh đạo vì họ dám nhận rủi ro trước bất kỳ ai. Chúng ta gọi họ là lãnh đạo vì họ sẽ chọn hy sinh bản thân để người của mình được an toàn cũng như vì lợi ích cho người của mình. Và khi làm thế, tự nhiên người của chúng ta sẽ hy sinh vì chúng ta. Họ sẽ trao cho chúng ta máu, mồ hôi và nước mắt để thực hiện theo lý tưởng của người lãnh đạo.

Và khi có ai đó hỏi họ: “Tại sao lại làm vậy? Tại sao lại đem máu, mồ hôi, nước mắt để giúp anh ta?” Họ sẽ đều trả lời giống nhau: “Vì anh ấy cũng sẽ làm vậy vì tôi.” Và đó chẳng phải là tổ chức mà tất cả chúng ta đều muốn làm việc cùng ư?

Xin cảm ơn rất nhiều.

(nguồn TED Talks)

Đôi lời với thế hệ trẻ trong kỷ nguyên số

Giới thiệu

Khách mời tối nay của tôi đã viết 3 cuốn sách best-selling và bài diễn thuyết đầy cảm hứng của anh tại TED Talk về Leadership cũng là một trong số những video được xem nhiều nhất từ trước tới giờ.

Mỗi khi anh cất tiếng nói là bạn sẽ chăm chú nghe không dừng được. Tên tôi là Simon Sinek và tôi biết rõ điều mà tôi muốn xây dựng cho thế giới này. Tôi tưởng tượng ra một thế giới mà mọi người thức dậy mỗi sáng cảm thấy hứng khởi khi đi làm, thấy an tâm khi tới văn phòng và trở về nhà vào mỗi cuối ngày.

Tôi hứa với các bạn khách mời của tôi sẽ giúp các bạn nắm được những hành vi và thói quen suy nghĩ mà bạn cần để đạt được thành công trong mọi thứ bạn đang làm.

Bài nói chuyện

Ờ tôi vẫn chưa diễn thuyết hay gặp mặt với những người mà không thắc mắc về thế hệ Millenials. Thế câu hỏi về Millenials là gì vậy?

Millenials là tên gọi chung cho thế hệ những người sinh từ khoảng 1984 trở về sau. Rất khó quản lí họ và họ thường bị chỉ trích là ham muốn địa vị là ảo tưởng, tự mãn thiếu tập trung lười biếng nhưng ham địa vị vẫn là chủ yếu. Và bởi vì họ vẫn hay lầm tưởng về leadership hiện tại các lãnh đạo đang đặt câu hỏi với các Millenials rằng bạn muốn gì và họ trả lời là Chúng em muốn làm ở nơi có mục tiêu rõ ràng. Tôi thích cái đó. Tụi em muốn tạo ra ảnh hưởng, Tôi cũng không hiểu thế nghĩa là sao. Tụi em muốn đồ ăn miễn phí và xì nách. Và thế là có người đứng lên trình bày về mục đích. Rồi có rất nhiều đồ ăn miễn phí và xì nách. Thế nhưng vì vài lí do nào đó, mấy đứa vẫn không hạnh phúc. Và đó là do còn thiếu một vài mảnh ghép.

Điều mà tôi rút ra tôi có thể chia nó thành bốn mảnh ghép. Bốn điều. Bốn đặc tính. Một là cách bố mẹ dạy con. Thứ hai là công nghệ. Thứ ba là sự thiếu kiên nhẫn. Và thứ tư là môi trường.

Thế hệ Millenials, quá nhiều trong số chúng lớn lên bị ảnh hưởng bởi, không phải lời của tôi, thất bại của giáo dục gia đình. Ví dụ như chúng được bảo rằng mình thật đặc biệt, lúc nào cũng thế. Chúng được bảo rằng chúng có thể làm mọi thứ trong đời chỉ bởi vì chúng muốn thế. Chúng được bảo là, ừm, vài đứa trong số chúng được vào lớp danh dự không phải vì xứng đáng mà vì bố mẹ chúng phàn nàn với trường. Vài đứa thì được điểm A không phải vì chúng đạt được mà vì giáo viên không muốn phải gặp phụ huynh. Một số đứa còn được huy chương tham dự, có cả huy chương về bét. Mà chúng ta đều biết, khoa học chứng rồi, điều đó làm giảm giá trị của huy chương và của cả những đứa cố gắng rất nhiều. Thật ra nó làm cho những đứa về bét cảm thấy xấu hổ. Vì chúng biết chúng không xứng đáng với cái huy chương đó, nên điều ấy còn khiến chúng thấy tệ hơn.

Lấy cái nhóm này làm ví dụ, chúng tốt nghiệp ra trường, rồi có việc làm, sau đó lao vào cuộc sống thực tế và ngay lập tức nhận ra chúng không đặc biệt gì hết, mẹ sẽ không giúp chúng lên chức, rằng về bét thì sẽ không được gì cả. Và không phải cứ muốn trở thành gì cũng được. Trong khoảnh khắc đó, hình ảnh về bản thân chúng vỡ vụn, và thế là chúng ta có một thế hệ lớn lên với lòng tự trọng ít hơn cả thế hệ trước.

Những vấn đề khác cũng góp phần vào đó là chúng ta lớn lên trong thế giới có Facebook, Instagram. Nói cách khác, chúng ta rất giỏi đặt các lớp filter lên mọi thứ. Chúng ta giỏi thể hiện cho người khác thấy cuộc sống tuyệt vời như thế nào dù lúc đó bản thân thì bị trầm cảm. Thế nên ai cũng có vẻ mạnh mẽ, và ai cũng trông như hiểu đời mà thực tế là mạnh mẽ thì ít, làm màu thì nhiều. Khi mấy người lớp trên nói “Chúng tôi làm thế này nè!”, nghe như “Tụi bay làm được như này mới ngon nè” và rồi cả đám chúng nó cứ đực mặt ra.

Chúng ta có cả một thế hệ lớn lên với ít lòng tự trong hơn thế hệ trước. Đó không phải lỗi của chúng. Không phải lỗi của chúng. Chúng nhận phải một bộ bài xấu. Bây giờ cho thêm công nghệ vào nhé. Chúng ta đều biết rằng tương tác trên mạng xã hội và trên điện thoại làm cơ thể tiết ra một chất hoá học tên “dopamine”. Vì thế khi ta nhận được tin nhắn, ta thấy “phê”. Chúng ta hay có mấy thói quen kì lạ, khi thấy thất vọng hay cô đơn, chúng ta gửi chục cái tin nhắn cho chục đứa bạn kiểu “Hi”, “Hi”, “Hi” Hi, “Hi”, “Hi” Ta thấy vui khi nhận được tin trả lời. Đó cũng là lí do chúng ta đếm số like, đi ngược lại cả chục lần xem để xem thử coi Instagram có tăng follower chậm lại không. Mình làm gì sai sao? Hay họ không thích mình nữa? Có mấy đứa trẻ còn bị sang chấn tâm lí chỉ vì bị “unfriend”. Bởi bạn biết khi được “chích” dopamine thì thấy sướng lắm, thấy thích lắm và cứ quay lại để “chích” thêm.

Dopamine cũng chính là chất hoá học khiến chúng ta thấy hưng phấn khi hút thuốc, uống rượu bia hay khi cá độ. Nói cách khác, nó rất rất dễ nghiện. Chúng ta giới hạn độ tuổi hút thuốc, đánh bạc và uống rượu, không có giới hạn tuổi nào cho mạng xã hội và điện thoại di động. Điều đó tương tự như mở cửa tủ rượu ra và nói với đám trẻ vị thành niên “À quên, mấy thứ dành cho người lớn này, mà khiến mấy đứa trầm cảm thì…” Nhưng đó chính là những gì đang diễn ra. Đó là điều xảy ra khi bạn có cả một thế hệ bị nghiện dopamine trong vô thức thông qua mạng xã hội và điện thoại di động khi chúng phải trải qua giai đoạn trưởng thành đầy căng thẳng.

Vì sao điều đó lại quan trọng? Hầu hết những người nghiện rượu tiếp xúc với rượu bia khi còn là trẻ vị thành niên. Khi chúng ta còn rất trẻ, sự cho phép duy nhất chúng ta cần là từ bố mẹ. Vào giai đoạn trưởng thành, chúng ta dần chuyển sang sự cho phép từ những bạn đồng lứa. Các bậc phụ huynh rất đau đầu. Điều quan trọng với chúng ta là nó cho phép ta tiếp thu văn hoá bên ngoài khuôn khổ gia đình đến những giới hạn rộng hơn. Nó là một giai đoạn rất, rất căng thẳng, đầy lo lắng trong cuộc đời chúng ta và đáng lẽ ra chúng ta phải học được cách tin tưởng vào bạn bè xung quanh. Một số người tình cờ tìm đến rượu bia và tác dụng trong vô thức của dopamine để giúp họ đối phó với căng thẳng và lo lắng của tuổi trưởng thành. Buồn thay, nó bám rễ vào não họ cho đến hết phần đời còn lại. Khi họ phải đối mặt với stress lớn, họ không còn là con người mà trở thành một vật chứa. Stress về xã hội, stress về tài chính, stress về sự nghiệp. Có thể xem chúng là lí do lớn nhất khiến cho người nghiện rượu tiếp tục uống rượu. Điều ấy vẫn diễn ra vì chúng ta vẫn được sử dụng không hạn chế những thiết bị sản sinh dopamine này.

Và truyền thông ngày càng ăn sâu vào não, và như chúng ta đang thấy, khi lớn lên có quá nhiều đứa trẻ không biết làm thế nào để xây dựng một mối quan hệ sâu đậm và ý nghĩa. Lời của chúng, không phải của tôi. Chúng thừa nhận là nhiều mối quan hệ bạn bè của chúng rất giả tạo. Chúng thừa nhận là có những người chúng không xem là bạn. Chúng không tin tưởng vào bạn bè. Chúng vẫn vui đùa với bạn bè nhưng chúng biết bạn bè có thể gạt chúng sang một bên nếu có thứ thú vị hơn xuất hiện. Những mối quan hệ ý nghĩa sâu đậm không có ở đó vì chúng chưa bao giờ tập phát triển kĩ năng xã hội. Tệ hơn nữa chúng có cách để đối phó với stress nên khi một cơn stress lớn đánh vào cuộc đời, chúng không tìm đến người khác mà tìm đến một thiết bị, một mạng xã hội. Chúng tìm đến một thứ có thể giải toả căng thẳng tạm thời. Chúng ta biết điều đó chứ. Khoa học chứng minh rồi. Chúng ta biết những người dành thời gian trên mạng xã hội càng nhiều thì càng có khả nặng bị trầm cảm cao hơn nhóm còn lại.

Những thứ này cần có sự cân bằng. Rượu bia không xấu. Quá nhiều rượu bia mới xấu. Cá độ rất vui. Cá độ quá nhiều thì mới nguy hiểm. Mạng xã hội và điện thoại di động không sai. Mà chính là sự thiếu cân bằng.

Giả dụ bạn đang ăn tối với bạn bè và bạn nhắn tin với một người không có ở đó, đó là nghiện đấy, đó là vấn đề đấy! Hay bạn đang ở trong cuộc họp, ngồi cùng với những người mà đáng ra bạn phải lắng nghe và nói chuyện với họ nhưng bạn lại để điện thoại lên trên bàn mở lên hay úp xuống tôi không quan tâm nó ngầm gửi đi một thông điệp đến tất cả mọi người trong phòng lúc này thì mấy người chẳng quan trọng lắm với tôi đâu. Chuyện đó hay xảy ra lắm. Và việc bạn không thể cất nó đi là vì bạn nghiện nó.

Nếu sáng ra bạn thức dậy mà cầm điện thoại lên kiểm tra trước khi chào buổi sáng bạn trai, bạn gái hay người bạn đời của mình, thì bạn nghiện rồi đấy. Nghiện gì thì sớm muộn cũng sẽ phá huỷ các mối quan hệ, khiến chúng ta tốn thời gian, tốn tiền và cuộc đời trở nên tồi tệ hơn. Đến giờ chúng ta đã có một thế hệ lớn lên với ít lòng tự trọng không có khả năng đối phó với stress và rồi bỏ thêm vào vào đó sự thiếu kiên nhẫn.

Những đứa trẻ lớn lên trong một thế giới của sự thoả mãn tức thời. Bạn muốn mua gì đó, chỉ cần lên Amazon là hôm sau sẽ có. Bạn muốn đi xem phim? đăng nhập rồi xem thôi, không cần kiểm tra thời gian chiếu. Bạn muốn xem chương trình TV, bùm, bạn chẳng phải đợi tuần này tháng nọ. Tôi biết có những người “nhảy cóc” cả mấy mùa cùng lúc chỉ để ngấu nghiến mấy tập cuối cùng.

Sự thoả mãn của Instagram. Bạn muốn hẹn hò hả? Bạn còn không cần phải học cách làm thế này… Bạn chả cần phải học hay luyện tập kĩ năng đó. Bạn không cần phải sa vào cái trò có không, không có chắc là có, có thể là không. Bạn chỉ cần quẹt phải và bùm, quá nuột. Bạn chả cần phải học gì cả. Kĩ năng giao tiếp xã hội mọi thứ mà bạn muốn, bạn có thể có ngay lập tức.

Mọi thứ mà bạn muốn, được thoả mãn ngay lập tức. Ngoại trừ, thoả mãn nghề nghiệp, và tình cảm khăng khít, chẳng có app nào cho những thứ đó. Nó là một quá trình chậm chạp, lắt léo, khó xử và lộn xộn.

Thế mà tôi cứ gặp những đứa trẻ tuyệt vời, có lí tưởng chăm chỉ, lanh lợi chỉ vừa mới ra trường, làm công việc cơ bản. Tôi ngồi nói chuyện với tụi nó “Dạo này sao rồi?” và tụi nó kiểu “Chắc em nghỉ anh ạ”. Tôi kiểu “Sao thế?”, tụi nó kiểu “Em chẳng tạo ra ảnh hưởng gì cả.” Mài mới ở đây có 8 tháng mà?! Cứ như tụi nó đứng dưới chân núi, rồi tụi nó có một ý nghĩ trừu tượng về “ảnh hưởng lên thế giới”, là cái đỉnh đó, nhưng tụi nó không thấy được toàn bộ ngọn núi. Tôi không quan tâm bạn đi nhanh hay đi chậm nhưng ngọn núi vẫn sẽ ở đó.

Thế nên điều mà thế hệ trẻ ngày nay cần học chính là sự kiên nhẫn. Rằng những thứ thật sự quan trọng trong đời như tình yêu, sự hài lòng với công việc, niềm vui, tình yêu với cuộc sống, sự tự tin, kĩ năng. Bất kì thứ gì trong đó đều cần có thời gian. Thỉnh thoảng bạn khám phá chút này chút kia cũng được. Nhưng cả một hành trình sẽ rất nhọc nhằn, bất tận và đầy khó khăn. Nếu bạn không hỏi xin sự giúp đỡ hay học cách làm điều đó, bạn sẽ ngã khỏi ngọn núi.

Tình huống tệ nhất, mà chúng ta đang thấy luôn rồi nè, là gia tăng tỉ lệ tự tử trong thế hệ hiện tại, gia tăng tỉ lệ đột tử do sử dụng ma tuý quá liều, nhiều đứa bỏ học hoặc nghỉ học vì trầm cảm. Anh chưa nghe qua phải không? Chuyện này thực sự rất tồi tệ.

Tình huống khả quan nhất, nãy giờ toàn nói xấu, tình huống khả quan nhất là chúng ta có cả một thế hệ lớn lên và sống mà chẳng bao giờ thật sự tìm thấy niềm vui. Chúng sẽ chẳng bao giờ tìm được thứ khoả lấp tâm hâm hồn dù là trong công việc hay cuộc sống. Chúng cứ như thế mà sống qua ngày. Kiểu “cũng ổn” ấy. “Dạo này công việc sao rồi?” – “Cũng ổn. Y như mọi ngày thôi.” Chuyện tình cảm sao rồi? – “Cũng ổn.” Tình huống khả quan nhất rồi đấy.

Cái đó dẫn đến điều thứ tư, là môi trường. Thử lấy một nhóm đầy những người trẻ tuyệt vời, ngầu rồi giao cho chúng một bộ bài tệ. Chả phải lỗi của chúng. Rồi cứ thế ném chúng vào môi trường doanh nghiệp, nơi hầu như chỉ quan tâm những con số hơn là những đứa trẻ này. Họ quan tâm những lợi ích ngắn hơn hơn là cuộc sống dài lâu của những con người trẻ tuổi ấy. Chúng ta quan tâm về năm về quý hơn là cả một cuộc đời. Mấy cái môi trường doanh nghiệp đó chẳng giúp chúng xây dựng sự tự tin, chẳng giúp chúng học được kĩ năng làm việc chuyên nghiệp, chẳng giúp chúng vượt qua những thử thách của thế giới kỹ thuật số và tìm kiếm sự cân bằng cuộc sống. Thế này chẳng giúp được gì trong việc ngăn chúng tìm đến sự thoả mãn tức thời, hay dạy chúng niềm vui và sức ảnh hưởng đến từ sự thoả mãn đạt được khi chú tâm làm điều gì đó trong một thời gian dài, kiểu không thể xong trong một tháng hay là một năm. Chúng ta cứ thế ép chúng vào môi trường doanh nghiệp và điều tệ nhất là chúng tự đổ lỗi cho bản thân, tự trách mình. Chúng nghĩ là do chúng bất tài. Tệ càng thêm tệ. Sai hoàn toàn.

Tôi ở đây sẽ nói rằng không phải do chúng đâu, là do các doanh nghiệp, là môi trường doanh nghiệp. Thiếu hoàn toàn sự lãnh đạo có tầm trong thế giới hiện nay, mới khiến chúng cảm thấy như vậy. Chúng nhận được bộ bài dở tệ, và tôi ghét phải nói thế này, nhưng công ty cũng phải chịu trách nhiệm. “Ở trong tình cảnh của mày thì tệ thiệt. Nhưng công ty hết cách rồi.” Chúng ta hay nhận phải mấy câu như thế đấy.

Tôi ước gì gia đình và xã hội làm tốt hơn, nhưng làm gì có. Nên khi chúng ta nhận mấy đứa trẻ vào làm chúng ta lại phải làm bù cho sự chây ỳ, chúng ta phải nỗ lực gấp đôi để tìm ra những cách giúp chúng xây dựng sự tự tin. Chúng ta phải nỗ lực gấp đôi để tìm cách dạy chúng những kỹ năng xã hội còn thiếu. Đáng ra không được có cái điện thoại nào trong phòng hội nghị cả. Nô. Không cái nào. Mà ý tôi cũng không phải là ngồi ngoài chát chít, kiểu trong lúc đợi đến giờ họp, ai cũng thế này…ngồi thế này đợi đến giờ. Bắt đầu họp hả? OK, bắt đầu thôi…Không. Đó không phải là cách dây dựng các mối quan hệ xã hội. Nhớ tôi đã nói gì không? Nó là những thứ rất nhỏ.

Các mối quan hệ được xây dựng như thế này. Chúng ta đợi đến giờ họp, chúng ta hỏi “Bố anh sao rồi? Tôi nghe nói ông phải nhập viện.” “Yeh, giờ bố tui khoẻ rồi. Cảm ơn đã hỏi thăm nhé. Thật ra ông ấy được về nhà rồi.” “Quao, thiệt sao? May quá ha. Ừa, tui cũng sợ gần chết ấy chứ.” Đó mới là cách chúng ta xây dựng các mối quan hệ xã hội.

“Nè, cậu đã làm xong cái báo cáo đó chưa? – “Á chết, chưa làm!” “Vậy thôi tui làm cho. Tui rảnh nè. Để tui giúp nhé?” – “Thiệt nha?” Lòng tin được xây dựng như thế đó. Lòng tin không được xây dựng từ một sự kiện nào đó trong ngày. Dù là những lúc khó khăn thì lòng tin cũng không phải muốn là có. Nó cần sự nhất quán, chậm rãi, ổn định ngày qua ngày.

Và bản thân chúng ta cần tạo ra một cơ chế cho phép những giao tiếp ngây ngô như thế xảy ra. Khi chúng ta cho phép sử dụng điện thoại trong phòng họp thì sẽ kiểu “Ờ cái cuộc họp này hả? Phần hay nhất là có cái điện thoại ở đó, đứa nói kệ nó nói, đứa nghe thì…” Điện thoại rung lên thì… “Đừng lo anh không trả lời đâu. Anh rộng rãi lắm.”

Khi bạn ra ngoài ăn tối cùng bạn bè, tôi thường hay làm thế này. Chúng tôi sẽ đi cùng nhau, Chúng tôi bỏ luôn điện thoại ở nhà. Gọi thì gọi ai chứ? Có thể một trong chúng tôi sẽ cầm theo điện thoại để cần thì gọi Uber, hoặc chụp hình đồ ăn. Tôi là người lí tưởng hoá chứ không bị khùng. Mấy món ăn trông ngon thiệt mà. Chúng tôi chỉ mang theo đúng một chiếc điện thoại thôi.

Cũng như những người nghiện rượu thôi. Lí do mà bạn mang bia rượu theo ra khỏi nhà là vì chúng ta không tin vào ý chí bản thân. Chúng ta không đủ kiên định. Nhưng khi bạn gạt đi sự cám dỗ thì thật ra mọi chuyện rất dễ. Khi bạn nói “Đừng cầm điện thoại nữa!” người ta sẽ bỏ xuống. Nhưng khi đi vào WC, điều đầu tiên người ta làm là gì? Bởi vì tôi sẽ không muốn cứ chốc chốc lại lén lút nhìn quanh nhà hàng.

Nhưng nếu bạn không mang theo điện thoại, tự nhiên bạn sẽ tận hưởng cuộc sống thôi. Và ý tưởng cũng từ đó mà ra. Sự tương tác cố định không sinh ra sự đột phá hay ý tưởng. Ý tưởng sinh ra khi trí óc ta “lạc trôi”, hay nhìn thấy một cái gì đó. Tôi cá là tôi cũng làm được như thế. Cái đó gọi là đột phá. Thế nhưng chúng ta đang ném đi những khoảnh khắc nhỏ như thế.

Chúng ta không nên…Không ai trong chúng ta nên sạc điện thoại kế bên giường. Chỉ nên sạc trong phòng khách thôi. Hãy loại bỏ sự cám dỗ. Tự nhiên tỉnh giấc giữa đêm không ngủ được thì cũng đừng kiểm tra điện thoại. Chỉ khiến nó thêm tồi tệ thôi. Nhưng nếu điện thoại ở trong phòng khách, thư giãn lắm, và mọi thứ đều ổn. À quên, trừ cái vụ báo thức. Tôi phải mua cái đồng hồ báo thức. Tốn tận $8 đấy. Để tôi mua cho anh một cái chơi.

Quay lại vấn đề chính, hiện tại chúng ta đang ở trong ngành rồi. Thích hay không thì chúng ta cũng không được lựa chọn. Chúng ta có trách nhiệm bù vào cái phần bị thiếu. Và giúp thế hệ lí tưởng, tuyệt vời này xây dựng sự tự tin, học cách kiên nhẫn, học kĩ năng giao tiếp xã hội, học cách cân bằng giữa cuộc sống và công nghệ. Bời vì nói thật lòng, đó là điều đúng đắn nên làm.

(nguồn youtube Video Advice)

Thế hệ tương lai yêu quý: XIN LỖI!

Thế hệ tương lai yêu quý: XIN LỖI

Thế hệ tương lai yêu quý. Thay mặt cho các thế hệ đi trước, tôi muốn nói XIN LỖI…

Xin lỗi vì để lại cho các bạn một mớ hỗn độn trên hành tinh này.

Xin lỗi vì chúng tôi đã mải mê chạy theo công việc riêng… chỉ để làm vài việc gì đó.

Xin lỗi vì chúng tôi đã nghe theo những kẻ ngụy biện… để rồi không làm gì cả.

Mong các bạn tha lỗi!

Chúng tôi đã không nhận ra Trái Đất từng thật đặc biệt. Như các cuộc hôn nhân đổ vỡ, chúng tôi không biết mình từng có được gì cho đến khi… mọi thứ ra đi

Lấy ví dụ, các bạn hẳn sẽ biết đến sa mạc Amazon. Đúng không?

Dù các bạn có tin hay không, nó đã từng là rừng mưa nhiệt đới Amazon và nơi đó có hàng tỷ cây xanh. Tất cả đều tuyệt đẹp và…

oh…

Các bạn không biết nhiều về cây xanh, phải không? Để tôi nói với các bạn cây xanh là một thứ tuyệt diệu. Cây xanh tạo ra không khí cho chúng ta thở. Cây xanh làm sạch không khí ô nhiễm. Cây xanh lưu trữ and làm sạch nguồn nước. Cây xanh cho chúng ta thuốc chữa lành bệnh, cho thức ăn nuôi dưỡng chúng ta.

Và đó là lý do tôi vô cùng xin lỗi khi phải nói với các bạn rằng chúng tôi đã huỷ hoại chúng, đốn hạ chúng bằng những cỗ máy tàn bạo với tốc độ tương đương 40 sân bóng mỗi phút. 50% số cây xanh trên thế giới đã biến mất trong 1 thế kỉ qua.

TẠI SAO?

Vì thứ này đây (TIỀN $)

Và thật mỉa mai thay, trên những tờ $ này in rất nhiều lá cây trên đó. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được đọc về những người Mỹ bản địa đã quan tâm đến hành tinh này như thế nào và họ cảm thấy có trách nhiệm ra sao khi gìn giữ đất đai cho 7 thế hệ kế tiếp.

Điều khiến tôi đau lòng hơn cả là ngày nay hầu hết chúng tôi không cần quan tâm đến ngày mai.

Tôi xin lỗi!

Tôi xin lỗi vì chúng tôi đã đặt lợi nhuận lên trên con người, lòng tham lên trên nhu cầu, tiền bạc lên trên tất cả.

Tôi xin lỗi vì đã coi thiên nhiên như chiếc thẻ tín dụng không hạn mức. Khai thác động vật đến mức tuyệt chủng và cướp đi cơ hội để bạn thấy được sự độc đáo của chúng hay thậm chí làm bạn với chúng.

Xin lỗi vì chúng tôi đã đầu độc đại dương đến mức các bạn còn không thể bơi ở đó được nữa.

Nhưng trên tất cả, tôi xin lỗi vì tư duy của chúng tôi, bởi vì chúng tôi đã cả gan gọi sự tàn phá này là…sự tiến bộ.

Này Fox News, nếu các người không nghĩ biến đổi khí hậu là mối nguy thì tôi thách các người phỏng vấn hàng nghìn người vô gia cư ở Bangladesh đấy. Trong khi các người yên vị trong những căn hộ sang trọng thì nhà của họ bị cuốn trôi… bởi sự dâng lên của mực nước biển.

Còn Sarah Palin! Bà nói bà thích mùi nhiên liệu hóa thạch đúng không? Tôi thách bà nói chuyện với những đứa trẻ ở Bắc Kinh phải đeo khẩu trang chống ô nhiễm chỉ để đi học đấy?

Các người có thể bỏ qua nó, nhưng sự thật thì vẫn là sự thật. Sự thật có thể bị phủ nhận, chứ không thể trốn tránh được.

Xin lỗi Thế Hệ Tương Lai!

Tôi xin lỗi vì mỗi bước chân của chúng tôi để lại là 1 hố sâu chứ không phải là 1 khu vườn.

Xin lỗi vì chúng tôi đã chú ý quá nhiều tới khủng bố mà chả thèm quan tâm băng ở Bắc Cực tan nhanh ra sao.

Tôi xin lỗi vì chúng tôi đã đẩy các bạn đến bờ vực diệt vong, mà không kịp tìm ra một hành tinh khác để chạy đến.

Tôi…

Các bạn biết cái gì không?

Tắt nhạc đi!

nhạc nền tắt

Tôi không xin lỗi nữa!

Tôi sẽ không chấp nhận cái tương lai ấy. Vì mọi sai lầm đều có thể được sửa chữa trừ khi bạn không muốn mà thôi. Chúng ta có thể thay đổi nó.

Như thế nào ư?

Hãy để tôi gợi ý nhé. Khi người nông dân thấy 1 cái cây không khỏe thì họ không nhìn vào cành cây để đoán bệnh mà họ phải nhìn vào gốc rễ. Vì vậy, cũng giống như người nông dân, chúng ta phải nhìn thẳng vào gốc rễ và đừng trông chờ vào chính phủ! Đừng trông chờ vào các chính trị gia được hẫu thuẫn bởi các tập đoàn! Chúng ta chính là gốc rễ, là yếu tố quyết định.

Này thế hệ hiện tại, trách nhiệm của chúng ta là hãy chăm sóc cho hành tinh này. Đây là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta phải làm ấm những trái tim, thay đổi khí hậu trong tâm hồn mình và nhận ra rằng chúng ta không tách biệt với tự nhiên.

Chúng ta là một phần tự nhiên và phản bội tự nhiên là phản bội chính chúng ta. Cứu tự nhiên là cứu chính chúng ta.

Dù bạn đấu tranh vì điều gì đi nữa: phân biệt chủng tộc, sự nghèo đói, quyền phụ nữ, quyền đồng tính hay bất cứ quyền bình đẳng nào khác. Nếu chúng ta không cùng nhau cứu lấy môi trường thì chúng ta đều sẽ như nhau… TUYỆT CHỦNG!

XIN LỖI…

Đấu tranh cho cây xanh

Chào các bạn!

Vài tuần qua, tôi đã ở châu Phi. Vùng rừng nhiệt đới ở trung tâm châu Phi đang bị tàn phá nặng nề. Điều đó khiến tôi viết bài phát biểu này.

Tại sao rừng tự nhiên đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp vậy?

Vì thứ này. (TIỀN $$$)

Ngày nay, chúng ta sống trong thế giới mà hủy đốn cây…là ra tiền. Vậy chúng ta, những người bình thường có thể làm được gì?

Một cách để chống lại sự tàn phá này là chiến dịch “Stand for Trees” (Đấu Tranh cho Cây Xanh). Bằng việc đấu tranh cho cây xanh, bạn không chỉ cứu sống cây xanh, giúp đỡ những cộng đồng sống trong rừng, bảo vệ động vật được sống dưới mái nhà tự nhiên, bạn còn cân bằng lại sự ô nhiễm do chính mình tạo ra trong các hoạt động hàng ngày Bạn sẽ là một phần của GIẢI PHÁP chứ không còn là VẤN ĐỀ nữa.

Đây là lựa chọn của tôi nhưng dù bạn chọn cách nào đi nữa để “Đấu Tranh cho Cây Xanh”

HÃY THỰC HIỆN NGAY NHÉ!

Vì một nhà thông thái từng nói rằng: Khi mọi dòng sông đều khô cạn, khi tất cả cây cối đều bị đốn hạ, loài người sẽ nhận ra rằng là họ không thể ăn được…tiền!

(nguồn trang youtube của Prince Ea)