Lưu trữ cho từ khóa: lời nói

Thứ quyết định vận mệnh đời người không phải năng lực, mà là tầm nhìn

“Không sợ mây bay che tầm mắt, thân ta đang ở chốn cao tầng”, hai câu thơ ngắn gọn của cổ nhân đã thể hiện đầy đủ chí khí cũng như sự quan trọng của tầm nhìn trong thiên hạ.

Trống chiều chuông sớm, sương bay động nhạn, nhân sinh là bôn ba tu hành vất vả. Có người khi vừa đối diện với núi cao hiểm trở thì liền ngừng chân đứng lại, có người lại vượt qua gai góc bụi bẩn ven đường và trở thành một con người khác.

Đường phía trước còn xa không? Những lời này không phải là hỏi đôi chân, mà là muốn hỏi nội tâm của bạn. Mỗi bước đi của bạn, đều là từ nơi sâu thẳm trong tâm cũng muốn bước đi, tầm nhìn của bạn có thể hướng tới phương xa, vậy thì cuối cùng bạn sẽ có thể đi tới được nơi đó.

Thứ có thể quyết định vận mệnh một người, không phải là năng lực mạnh yếu, mà là tầm nhìn lớn hay nhỏ.

Người có tầm nhìn hạn hẹp chỉ có thể đắm chìm trong những vụn vặt thường ngày

Có một thôn xa xôi ở Dự Nam, trong những năm 1980 – 1990, ao cá trong thôn vẫn theo hình thức nhận thầu kinh doanh tự quản, cứ vào đầu năm thì mọi người bỏ ra một lượng tiền bằng nhau để mua cá giống, đến cuối năm lại chia đều nhau số cá đó.

Người trong thôn phần lớn đều có họ hàng với nhau cả, nên lúc chia cá cũng không có ai quá so đo tính toán, thường thường cứ lấy một đống cá bỏ lên cân là được rồi, cứ vậy mãi về sau, có một gia đình mới gia nhập đã phá vỡ sự quân bình được duy trì qua mấy đời này.

Thời điểm đó vật chất thiếu thốn, mọi người đều rất thích cá trắm cỏ và cá mè vì nó có nhiều thịt, còn cá mè hoa (tục hay gọi là cá mè đầu to), bởi vì đầu cá thì to mà thịt thì ít nên không có ai thích cả, nhưng giá cá giống của loại cá này thì rất rẻ, bởi vậy cứ đến cuối năm khi thu hoạch cá, trong ao phải có đến một nửa là cá mè hoa.

Cứ theo lệ cũ, mỗi gia đình đều được chia đến mấy con cá mè hoa, nếu nhà nào bị chia phải con cá mè hoa thì sẽ được chia cho một con cá trắm cỏ hoặc con cá mè để bù lại, bởi vì nhà nào cũng giống nhau, nên đây là phương thức mà mọi người có thể chấp nhận được.

Nhưng đến lượt gia đình kia, nữ chủ nhà rất nhanh mắt, mỗi lần đều có thể kiếm cớ để chia cá mè hoa cho nhà khác còn cá ngon để cho nhà mình, hơn nữa miệng lưỡi của bà sắc sảo, những nhà khác biết rõ là chịu thiệt mà không biết làm sao được.

Rất nhiều năm về sau, mức sống ở nông thôn được nâng lên, đầu cá mè hoa bây giờ đã trở thành món ăn đặc sản, còn cá trắm cỏ hay cá mè đã trở thành quá bình thường, thời nay vật chất đã đầy đủ, không ai lại vì mấy con cá mà tranh cãi nhau đến mặt đỏ tía tai nữa.

Điều nằm ngoài dự đoán của mọi người chính là, cái gia đình kia lại trở thành một trong những hộ nghèo ít ỏi ở trong thôn, bởi vì nữ chủ nhà quá khôn khéo, trong thôn không ai muốn qua lại, đi ra ngoài làm việc chỉ vì một chút việc nhỏ nhặt mà cũng phải cãi lộn với người ta, dần dần mà dẫn đến cảnh bần hàn hôm nay.

Cái kết cục này thật khiến người khác phải cảm thán, nghĩ lại thì cũng không phải không có lý, tầm nhìn chỉ tới chỗ mấy con cá thì làm sao mà có được thế giới rộng lớn đây?

Tầm nhìn hạn hẹp thì tầng thứ sẽ không cao

Lý Tư trước đây là một người giàu có, từng tại nước Sở giữ chức tiểu lại trông coi kho lương thực. Một ngày, ông đi nhà vệ sinh, nhìn thấy bên trong có con chuột đang chạy tứ tán, mà quay về kho lương thực lại phát hiện có con chuột đang ở đó thỏa thích mà ăn lương thực, nhìn thấy người tới cũng không hoảng sợ chút nào.

Đều là con chuột, chỉ vì hoàn cảnh bất đồng, mà số phận rất khác nhau, Lý Tư có cảm giác rất rõ ràng, liền đưa ra một kết luận sai lầm về “Chuột ở kho và nhà xí“: “Người tài hay bất tài cũng như con chuột vậy, khác nhau ở vị trí mà thôi”.

Cảnh ngộ của con chuột ở nhà xí làm cho Lý Tư thương cảm, mà con chuột ở nhà kho lại truyền cảm hứng cho ông thêm quyết tâm truy cầu danh lợi. Từ đó về sau, nhân sinh quan của ông có cải biến cực lớn, ông đã được Tần Vương Doanh Chính trọng dụng, nhưng mà đối với cách thức sinh hoạt của con chuột ở nhà kho mà nói, đạo đức nằm ở chỗ nào? Chẳng phải nó là đục khoét phá hoại hay sao?

Doanh Chính sau khi chết, Lý Tư lúc đó đã là Thừa tướng, cùng với hoạn quan Triệu Cao thông đồng làm bậy, lập nhị thế tử Hồ Hợi làm vua. Hết thảy bè lũ xu nịnh qua lại với nhau, nhất định rồi sẽ nhận lấy kết cục thất bại. Cuối cùng bị Triệu Cao hãm hại, Lý Tư cùng người nhà bị đem xử chém ngang lưng, còn thảm thiết hơn là bị tru di tam tộc.

Bi kịch của Lý Tư, chính là do trước kia đã đưa ra luận điệu “Chuột ở kho và nhà xí”. Bất kể là chuột ở nhà xí hay nhà kho, đều dựa vào cướp lấy lợi ích mà không từ thủ đoạn nào, Lý Tư lại lấy chúng làm mục tiêu nỗ lực, người có tầm nhìn hạn hẹp đến vậy, trong mắt chỉ có lợi, hỏi sao không nhận lấy kết cục bi thảm.

Người có tầm nhìn lớn sẽ không bị danh lợi làm mê mờ

Tăng Quốc Phiên là tướng triều đại nhà Thanh, là nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử cận đại, ông là người đơn giản mà bác học, tầm nhìn sâu xa, không chỉ đạt được công danh mà còn làm hiển hách cả gia tộc.

Năm công nguyên 1864, Thái Bình Thiên Quốc bị tiêu diệt, đây là thời khắc huy hoàng nhất trong đời Tăng Quốc Phiên. Thời điểm cường quốc xâm lấn, triều đình mục nát, tướng lĩnh thấy tình huống này, mới khuyên ông chống lại triều đình, dùng mấy chục vạn đại quân dưới trướng chiếm lấy Giang Nam, làm chủ một nửa giang sơn.

Kỳ thực với tầm mắt của Tăng Quốc Phiên, trong lòng ông từ sớm đã có quyết định: Tướng quân tuy dũng mãnh, nhưng triều đình đã có đề phòng, đã cho Hoài quân của Lý Hồng Chương phòng bị từ trước, huống hồ ý đồ của cường quốc ở nước ngoài là phân chia Trung Hoa, lúc này mà xưng Đế thì không khác nào tự đào hố chôn mình.

Với tầm mắt rộng, Tăng Quốc Phiên không bị quyền lực hấp dẫn mà có thể vượt qua được, cuối cùng trở thành “tứ đại danh thần phục hưng” triều đại nhà Thanh, làm đến chức Tổng đốc lưỡng giang, được hậu nhân vinh danh là “Người hoàn mỹ nhất thiên cổ”. Do ảnh hưởng của ông, gia tộc của ông có thể hưng thịnh kéo dài hơn 100 năm.

Nhân sinh chính là không ngừng tu hành, bạn đã đọc qua sách, đi qua đường, gặp qua người, trải qua đủ mọi sự tình, đều sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn.

Hôm qua bao nhiêu việc để thành ta hôm nay; hôm nay bao nhiêu việc để thành ta ngày mai. Tầm nhìn cao bao nhiêu sẽ đạt được cấp độ hồi báo bấy nhiêu. Tầm nhìn của bạn, quyết định kết cục của bạn.

(nguồn tinhhoa)

Gương người xưa: Cự tuyệt sắc dục được thiên thượng ban phúc báo

Người hiện đại thường cho rằng chỉ cần mình cố gắng học tập, công tác, là có thể có tiền đồ rộng lớn, thậm chí có thể cải biến vận mệnh. Quan niệm này liệu có đúng? Người xưa có cái nhìn hoàn toàn khác…

Người xưa cho rằng, một người có thể tên đề bảng vàng, khoa cử cao trung, ngoại trừ văn chương làm được có tốt hay không, thường thường còn phải là một người biết coi trọng đức hạnh, được âm đức của tổ tiên để lại mới có thể làm quan.

Như vậy đối với người dâm tà, ham mê sắc dục, thiên thượng sẽ an bài đường đời anh ta như thế nào đây?

Theo ‘Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn’ có ghi lại, Đế Quân từng nói: “Tham đắm sắc dục, người có hành vi bất chính, làm dơ bẩn và tổn hại bản tính, danh tiết của chính mình, làm trái thiên lý, sẽ phải bị trừng phạt. Trời xanh ban xuống hạnh phúc và ân huệ, chỉ có người coi trọng đức, giữ thân trong như ngọc mới đắc được. Ta vào hai mùa Xuân Thu ở trường thi, mỗi lần đến lúc lột bỏ hoặc ban cho người nào đó công danh, phàm mà bị ta lột bỏ công danh bổng lộc và chức quyền, phần lớn là do sinh lòng tham lam và làm băng hoại đạo đức, hơn nữa tạo thành bại hoại lễ tiết, đến nỗi cả đời thất vọng, cả đời hỗn độn. Mà có người chỉ vì một niệm thiện đã được phúc báo.”

Dưới đây là 2 câu chuyện được ghi chép trong lịch sử, minh chứng rõ ràng cho việc nhân quả báo ứng.

Làm việc trái lương tâm bị tước bỏ trạng nguyên

Triều Đại Nam Tống, Giang Châu có một tú tài gọi là Phan Ngộ, cha anh ta là Phan Lãng đã từng làm thái thú Trường sa, sau từ quan về ở ẩn tại nhà. Phan Ngộ sau khi đỗ đầu tỉnh muốn từ biệt cha mẹ đến Lâm An thi hội. Vào đêm hôm đó, khi cha anh ta vừa lên giường nằm ngủ, liền mơ thấy cờ màu phấp phới, cổ nhạc vang trời, một đám người đưa tấm biển trạng nguyên vào cửa, trên biển đề 2 chữ Phan Ngộ. Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy, Phan Lang liền nói cho con trai biết. Phan Ngộ vô cùng cao hứng, cho rằng con đường công danh sau này không có gì phải lo lắng nữa, một đường hát vang chè chén, tâm tình vui vẻ.

Không lâu sau khi đến Lâm An, anh ta liền tìm được một cái quán trọ nhỏ để ngủ qua đêm. Chủ tiệm chào đón hỏi: “Ngài có phải họ Phan không?” Phan Ngộ nói: “Đúng vậy. Làm thế nào ngài biết được?” Chủ tiệm nói: “Đêm qua ta nằm mộng thấy thổ địa đến nói ‘Đây là khoa trạng nguyên họ Phan, ngày mai buổi trưa ngài sẽ đến, nhà ngươi coi nghênh đón cẩn thận!’ Ngài chính là ứng vào giấc mộng đó. Nếu không ngại tệ xá tùy tiện vô lễ, thì có thể nghỉ lại tại đây được không?”

Phan Ngộ đồng ý rồi lệnh cho người nhà vận chuyển hành lý đến để nghỉ lại. Chủ tiệm có đứa con gái, nghe được cha nói rằng anh ta ứng mộng, biết được Phan Ngộ sẽ đỗ trạng nguyên, nên đối với anh ta rất có cảm tình. Phan Ngộ thấy cô gái trẻ tuổi, tướng mạo xinh đẹp, liền đem nhẫn vàng hai miếng, một cái trâm ngọc, sai người hầu đưa cho cô gái, hẹn giờ gặp mặt.

Cô gái vui vẻ tiếp nhận, cởi túi thêu bên hông làm quà đáp lễ, cũng giao hẹn sẽ gặp nhau lúc cha đi ra ngoài, hoặc lúc đi vào thư phòng. Phan Ngộ nhận được tín vật thì vui mừng, sốt ruột muốn gặp cô gái nhưng liên tiếp mấy ngày liền đều không có cơ hội. Mãi cho đến lúc thi xong về, được, chủ tiệm thiết yến tiệc khoản đãi, cùng nhau uống rượu đến khuya, mãi cho đến khi chủ tiệm say mèm. Phan Ngộ về đến phòng, vừa định đi ngủ chợt nghe âm thanh gõ cửa nhẹ nhàng. Anh ta liền mở cửa xem là ai. Thấy đúng là con gái chủ tiệm, liền vui mừng tằng tịu với cô gái. Phan Ngộ còn ước định rằng, sau này khi thành danh, sẽ lấy cô làm tiểu thiếp.

Tới một đêm nọ, người cha Phan Lãng ở nhà lại mộng thấy giấc mơ về cổ nhạc và cờ màu y như cũ, nhưng tấm biển trạng nguyên lại đi ngang qua cửa. Phan Lãng trong mộng thấy vậy liền hô: “Đây là nhà của ta, Cờ, Biển ơi”. Người đưa tấm biển bèn đáp: “Không phải!” Phan Lãng đuổi theo ra nhìn, quả nhiên là một cái tên khác rồi.

Người giữ tấm biển thấy cha Phan lãng đuổi theo liền nói: “Khoa trạng nguyên vốn là con ngươi, bởi vì làm việc sai trái, nên Thiên Đế ra lệnh tước bỏ tiền đồ, đổi một người khác rồi!” Phan Lãng bừng tỉnh, bán tin bán nghi. Khi trời vừa sáng liền chạy ra chợ nhìn bảng cáo thị, thì thấy trạng nguyên quả là tên của người khác, con trai thì thi rớt rồi.

Phan Lãng buồn rầu, ngồi chờ con trai ở cửa. Khi vừa thấy Phan Ngộ trở về, liền hỏi anh ta: “Có phải ngươi đã làm việc gì sai trái không?” Phan Ngộ chống chế không được đành phải nói thật. Người cha thở dài mãi không thôi. Qua một thời gian ngắn, Phan Ngộ nhớ mong con gái của vị chủ tiệm kia, liền sai người mang tiền với tơ lụa đến thăm, nhưng nàng đã hôn phối với người khác rồi! Trong tâm cảm thấy thực sự hối hận. Về sau ngay cả đi thi nhiều lần nhưng cũng không đỗ, cuối cùng buồn bực, sầu não mà chết.

Câu chuyện nhân quả của cha Vương Dương Minh

Một câu chuyện nhân quả khác kể về Vương Hoa, cha của Vương Dương Minh, nhà tư tưởng, nhà giáo dục dưới thời nhà Minh.

Vương Hoa lúc còn thanh niên làm nghề dạy trẻ trong một gia đình giàu có. Bởi vì ông nhân phẩm tốt, học vấn lại cao nên vị phú ông vô cùng yêu thích tài học của ông. Phú ông có rất nhiều tỳ nữ, thê thiếp, chỉ tiếc một điều là không có con.

Vào một đêm nọ, có một vị thiếp tuổi trẻ đi vào phòng ngủ cùa Vương Hoa ngỏ ý muốn được làm việc trai gái. Vương Hoa một mực cự tuyệt. Cô gái kia thấy vậy liền đưa ra một tờ giấy rồi nói: “Đây là ý của chủ nhân!” Vương Hoa ngó vào thấy trên giấy viết ‘Dục cầu nhân gian tử’ (tức là Muốn tìm một đứa con). Vương Hoa lập tức nhấc bút viết bên cạnh một dòng chữ “Khủng kinh thiên thượng Thần” (tức là Sợ kinh động đến Thần trên cao), cự tuyệt không chấp nhận cô gái kia. Trời vừa tảng sáng, Vương Hoa liền lập tức thu dọn đồ đạc rời đi.

Về sau, phú ông mời một vị đạo sĩ đến dâng lễ cầu phúc. Thấy lão đạo sĩ tay cầm tờ sớ, quỳ mãi không đứng dậy. Phú ông thấy kỳ quái, bèn hỏi thăm nguyên nhân. Lão đạo sĩ liền nói: “Vừa rồi tôi dâng sớ đến Nam Thiên Môn, gặp ngay lúc chúng Thần trên thiên thượng đang nghênh đón một vị trạng nguyên, cho nên phải đợi thật lâu mới được thông qua!”

Phú ông hỏi: “Trạng nguyên đó là ai?” Đạo sĩ đáp: “Không rõ danh tính, chỉ thấy phía trước ngựa của trạng nguyên có lá cờ hai mặt, trên lá cờ có ghi câu đối: ‘Dục cầu nhân gian tử, khủng kinh thiên thượng thần’.”

Không lâu sau Vương Hoa quả nhiên đậu trạng nguyên, sau làm quan đến Lại Bộ Thượng Thư, lấy vợ là Trịnh Thị, gia đình đầm ấm hạnh phúc. Lúc Vương Dương Minh được sinh ra, bà nội của ông từng mộng thấy cờ bay phấp phới, một nhóm tiên nhân rẽ mây lành để tiễn đưa một đứa bé đến nhà. Một vị thượng tiên cười nói: “Quý nhân đã đến”, sau đó liền cùng các tiên nhân khác rẽ mây mà đi.

Mẹ của Vương Hoa vừa bừng tỉnh liền nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Đầy tớ ở đâu chạy vào bẩm báo, Trịnh phu nhân đã sinh hạ được một đứa con, cũng chính là Vương Dương Minh. Vương Dương Minh lớn lên tận sức mở trường học, đề cao cái thiện, công danh và học vấn của ông, cổ kim đều tôn sùng.

Ông còn để lại rất nhiều cách ngôn như: “Sở dĩ làm bậc thánh, là vì thấu hiểu thiên lý, chứ không phải dựa vào tài năng. Cho nên, tuy là người thường, mà chịu học hỏi, làm cho tâm này thuận theo thiên lý, thì cũng có thể trở thành thánh nhân”; “Trời đất tuy lớn, nhưng chỉ cần một niệm hướng thiện, trong tâm còn có lương tri, mặc dù là phàm phu tục tử, đều có thể trở thành thánh nhân”. Hành động của hai cha con đều là từ “Lương tri”, trở thành giai thoại cho hậu nhân lưu truyền.

Có thể thấy, chỉ vì Vương Hoa làm việc có âm đức, về sau công danh hiển đạt; Phan Ngộ vốn nên đỗ trạng nguyên, nhưng bởi vì cùng con gái chủ tiệm làm việc vô lễ, nên đã cải biến vận mệnh hoàn toàn. Đây không phải là bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho người ta hay sao?

Duyên phận vợ chồng chính là trời định cho con người, người xưa xem trọng luân lý, danh tiết, đối với quan hệ nam nữ không nên có thì rất xem trọng, bởi nếu không sẽ làm tổn hại thiên lý, tổn hại lương tâm, bại hoại đạo đức, làm loạn luân thường đạo lý, tổn hao âm đức, mất đi tiền đồ. Kỳ thực, đây là Thần cấp quy phạm và chế định cho con người, cũng không phải vì cuộc sống trong xã hội hiện đại như thế nào đó mà thay đổi.

Người xưa nói: “Trời xanh thăm thẳm không thể dối, một ý khởi lên Thần đã hay”. Người hiện đại thường hay phàn nàn cuộc sống không như ý, việc đời vất vả, nhưng chưa bao giờ từng suy nghĩ, bản thân đã dựa theo quy phạm làm người để hành xử chưa? Đây quả thực là vấn đề đáng để mọi người suy nghĩ sâu xa.

(nguồn tinhhoa)

Đạo trời rất công bằng: Tiểu nhân tất có tiểu nhân trị

Thế nào là quân tử, thế nào là tiểu nhân? Để đánh giá được điều này thì có rất nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung lại, làm việc thiện thường là quân tử, làm việc ác tất là tiểu nhân.

Nói cách khác, nếu hỏi ai là quân tử, thì chính là người khi gặp chuyện liền chịu thiệt; nếu hỏi ai là tiểu nhân, chính là kẻ gặp chuyện liền hám lợi. Chúng ta đã nghe rất nhiều đạo lý để phân biệt rõ kẻ tiểu nhân, vậy mà vẫn có lúc tranh đấu với họ. Trong cuộc sống cũng như thế, làm rõ sai trái thì dễ, trừng phạt cái ác đề cao cái thiện mới khó.

Với kẻ ác, người sợ nhưng trời không sợ

Tiểu nhân thì cũng là trời đất sinh ra, trông mong bọn họ tự nhiên biến mất chăng? Điều đó là không thể. Như vậy chẳng lẽ cứ tranh cãi với bọn họ cho đến cùng ‘bên sứt càng bên gãy gọng’, như thế mà là sáng suốt hay sao? Tất nhiên là không phải rồi!

Đối với tiểu nhân thì biện pháp tốt nhất là: Không chấp nhặt với họ. Mọi người thường hay nói đùa: “Bị chó cắn cũng không thể cắn lại được”.

Cũng đạo lý đó, khi bị tiểu nhân ghen ghét, nếu chúng ta cũng làm y như họ, như vậy thì chúng ta có khác gì là tiểu nhân đâu? Tục ngữ nói: “Quân tử không đấu với tiểu nhân, kẻ ác tất có kẻ ác trị”.

Tiểu nhân mà nham hiểm, cũng luôn có người có thể trừng trị bọn họ. Tiểu nhân mà giảo hoạt, cũng chạy không thoát được sự ràng buộc của pháp luật, sự lên án của đạo đức. Bởi thế mới có câu vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Sự tình trên đời, vốn là do luật nhân quả điều khiển.

Tương truyền, thời xưa có hai vị cao tăng, một vị gọi là Hàn Sơn, một vị gọi là Thập Đắc. Hàn Sơn tu hành ở trong thành phố, thường xuyên vô cớ bị kẻ ác lừa gạt, khinh mạn, liền hỏi Thập Đắc rằng: “Thế gian có người phỉ báng ta, bắt nạt ta, nhục mạ ta, chê cười ta, khinh thường ta, coi rẻ ta, ác độc với ta, lừa gạt ta, xử trí như thế nào đây?”

Thập Đắc đáp: “Chỉ cần nhẫn nhịn hắn, nhượng bộ hắn, tránh xa hắn, không để ý tới hắn, đợi thêm vài năm, ông thử nhìn lại hắn xem thế nào”.

Làm nhiều việc bất nghĩa chính là tự hủy con đường nhân sinh của mình. Làm nhiều chuyện xấu sẽ khiến cho sắc mặt của tiểu nhân trở nên xấu xí, thô bỉ, sớm muộn gì rồi cũng bị người khác nhìn thấu. Chúng ta nên học cách làm bạn với quân tử, chứ không phải lãng phí sinh mệnh quý giá mà dây dưa với tiểu nhân.

Với người thiện, người khinh nhưng trời chẳng khinh

Quân tử vì sao “đấu không lại” tiểu nhân? Là vì: Quân tử ở ngoài sáng, tiểu nhân ở trong tối; quân tử nói đạo lý, tiểu nhân ngụy biện; quân tử lời nói đi đối với việc làm, tiểu nhân bằng mặt không bằng lòng; quân tử nghiêm khắc kiềm chế bản thân, tiểu nhân ám toán người khác; quân tử lấy đại cục làm trọng, tiểu nhân vì việc tư mà làm hỏng việc công; quân tử làm đến nơi đến chốn, tiểu nhân làm giả dối; quân tử bụng dạ thẳng thắn, tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi.

Tục ngữ nói: “Con ruồi không đậu trên một quả trứng còn nguyên”. Quân tử giữ mình đoan chính, đó là đi cho chính, ngồi cho ngay thẳng. Cúi đầu và ngẩng đầu không thẹn với trời, việc làm suy nghĩ không thẹn với lương tâm.

Trước mặt bậc chính nhân quân tử, tiểu nhân không giở được thủ đoạn nào cả, căn bản là không có đất để dụng võ. Bởi vậy nhìn thì thấy người tốt chịu thiệt, thực tế là đạo trời công bằng, đã có luân hồi.

Người đang làm, trời đang nhìn, người thiếu nợ bạn, trời sẽ khiến họ trả cho bạn. Đức hạnh của người quân tử, tựa như vầng thái dương trên bầu trời, chiếu đến thế gian đen tối không chỗ nào bỏ sót. Không chỉ chiếu sáng người khác, mà còn sưởi ấm chính mình.

Tăng Tử viết: “Người lương thiện, phúc dù chưa đến, họa đã rời xa”. Lương thiện chính là bùa hộ mệnh của bạn. Bỏ lòng tham, thì không gây tai họa; trừ đi ham muốn cá nhân, liền rời xa thị phi; gieo thiện lành sẽ đắc được thiện quả.

Một thiện niệm khởi lên, phúc báo cuồn cuộn đến. Phúc báo không ở đâu xa mà chính là ở sự tu hành của bản thân. Thiện ác được mất cuối cùng đều sẽ có báo, căn bản là do sự lựa chọn của mỗi chúng ta.

Hãy đối mặt với chính bản thân mình, “Chớ thấy điều thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy điều ác nhỏ mà làm”. Đối mặt với nhân thế, “Thiện ác đều có trời làm chứng, người thiện người khinh nhưng trời chẳng khinh”.

(nguồn tinhhoa)

Sau 60 tuổi mới hiểu được những đạo lý này, ngẫm ra thật vô cùng sâu sắc

Thời gian cứ vô tình lướt qua đời người, mới đây đã đến 60 tuổi rồi, đối với hết thảy đều đã sáng tỏ thông suốt, bỗng nhiên xem nhẹ được rất nhiều chuyện, nghĩ thông suốt được rất nhiều đạo lý. Con người đến cũng tay trắng, rồi ra đi cũng trắng tay, chuyện cứ như vậy thôi.

Năm đó, người bạn già, đồng sự, cũng là bạn học của tôi vừa bước sang tuổi 60 tuổi, tưởng tượng năm sau cũng đến phiên mình rồi. Cảm ngộ được sinh mệnh giống như xe đi đường núi, lắc lư ầm ầm hơn nửa đời người, rồi bỗng quay đầu nhìn lại: 60 tuổi cũng là 60 năm cuộc đời, chưa kịp phản ứng thì nửa đời đã trôi qua rồi!

60 năm trước thịt cá, 60 năm về sau rau dưa.

60 năm trước, nào là tiền nhiều tiền ít; 60 năm về sau, nào là máy hỗ trợ lớn, hỗ trợ nhỏ.

Cho đến bây giờ mới hiểu ra: Lúc có quyền không thể quá ác, lúc có tiền không thể quá hoang phí.

60 năm trước, thường có thiệp hồng báo tin vui; 60 năm về sau, thương tâm nhìn bạn bè, bạn học, đồng sự qua đời.

60 năm trước, tin chắc rằng người có thể thắng trời. Cảm mạo, uống tí nước là ổn rồi; phát sốt, ngủ một giấc là xong thôi.

60 năm về sau, hết lòng tin vào số mệnh, cao huyết áp không tự nhiên đến, bạn giống như Tôn Ngộ Không mang vòng kim cô khó mà thoát được!

Thời gian cứ vô tình lướt qua đời người, mới đây đã đến 60 tuổi rồi, đối với vận mệnh, tiền tài, địa vị, sự nghiệp, hôn nhân, gia đình, bằng hữu, tất cả đều đã sáng tỏ thông suốt, bỗng nhiên xem nhẹ được rất nhiều chuyện, nghĩ thông suốt được rất nhiều đạo lý.

Con người đến thế gian tay trắng, rồi ra đi cũng trắng tay, chuyện đời cứ như vậy thôi

Cuối đường vẫn có đường, chỉ cần bạn sẵn lòng đi. Có khi, nhìn thì như là có đường, nhưng thật ra là bạn phải rẽ ở đó rồi! 60 tuổi, chính là một lối rẽ. Có lẽ chúng ta thật sự là “chán chường” rồi, thành ông già rồi, tinh thần sa sút rồi, nhưng đối với rất nhiều chuyện đều đã coi nhẹ, thấu đáo rồi.

Quay đầu lại nhìn xem: Ta lái xe còn có người cưỡi ngựa, ta cưỡi ngựa còn có người đi bộ, ta đi bộ còn có người chống gậy, ta chống gậy còn có người không có chân, ta không có chân còn có người mất tính mạng, như vậy cũng tự biết đủ rồi.

Nhân sinh trên đời vài chục năm, bất kể bạn lúc còn sống là quan to hay dân chúng, cuối cùng cũng quay trở về với cát bụi thôi. Có lẽ bạn không làm được quan, nhưng nhất định là đã làm người; có thể bạn có ít tiền, nhưng nội tâm của bạn khẳng định sẽ phong phú.

Trong tâm tràn ngập lòng biết ơn, ôn hòa, suy nghĩ đều là khoan dung đối với người khác, hòa khí tự nhiên sẽ đi theo. Ở bên trong gia đình, biết cảm ơn, thông hiểu, khoan dung, càng làm cho tâm của chúng ta thêm rộng lượng! Chúng ta cảm thông, tín nhiệm, quý trọng lẫn nhau, càng thêm tương thân tương ái mãi về sau!

Người đến 60 tuổi, mới dần dần hiểu ra những đạo lý này. Cảm thấy nhân sinh tựa như một chuyến lữ hành, không cần quan tâm tới đích đến, cái cần để ý chính là phong cảnh ven đường cùng những tâm tình trong đó.

Mặc kệ thế giới biến đổi như thế nào, chúng ta đều nên từ trong tâm mà tự cảm nhận xuân hạ thu đông theo cách riêng của mình. Không thể ngày nào cũng đều tốt lành, đều gặp được những việc hài lòng, chỉ cần mỗi ngày đều nên có tâm tình tốt, nắm bắt được mọi chuyện.

Đời người ngắn ngủi, khổ đau, tốt hay không tốt đều không cần phải tiếc nuối, vui hay không vui thì cũng không cần phải thất vọng, vượt qua được là xuất sắc lắm rồi, vượt qua không tốt thì cũng là kinh nghiệm. Cuộc đời này ngắn lắm, chỉ cần bạn sống hết tâm mình, cũng không cần phải tiếc nuối, lại càng không cần phải hối hận.

Ngay giây phút hiện tại này bạn mới có thể tìm thấy trạng thái lý tưởng của sinh mệnh. Đời người có rất nhiều chuyện không sao biết trước được, chỉ có cố gắng làm thật tốt những việc xảy ra trước mắt.

Sống trong giây phút hiện tại mới là phương thức sinh hoạt tốt nhất của đời người, mới là thái độ đời người nên có. Người sống ở hiện tại sẽ không bị quá khứ kéo lại phía sau, cũng không vì tương lai mà lo lắng, chỉ có như thế bạn mới tìm được trạng thái lý tưởng của sinh mệnh.

Dù sao, hôm qua đã là quá khứ, ngày mai còn chưa đến, chỉ có hiện tại mới là lễ vật tốt nhất mà thượng đế ban cho chúng ta.

(nguồn tinhhoa)

Tình cảm giữa người với người muốn bền lâu, không thể quá xa, cũng không nên quá gần

Mọi mối quan hệ đều cần có khoảng cách, giữa người với người không nên quá gần gũi. Quá xa thì nhạt, quá gần lại phai. Cảm tình dù tốt cũng nên có khoảng cách, quan hệ dẫu thân thiết cũng cần có sự riêng tư…

Khi còn bé, chơi với bạn bè thường quá thân mật, nên cũng dễ chỉ vì một chút việc nhỏ mà cảm thấy đối phương phiền phức.

Khi lớn lên, đôi khi vì quá gần gũi với người thân, mà chúng ta lại cảm thấy thiếu đi sự riêng tư.

Sau khi kết hôn, phần lớn thời gian của chúng ta là dành cho một nửa còn lại.Lúc ban đầu, vì muốn hiểu nhau hơn nên cả hai đều vui vẻ chia sẻ, nhưng lâu rồi lại cảm thấy đôi chút khó chịu…

Tất cả những mối quan hệ tình cảm thân thiết đều cần “khoảng cách”

Có câu chuyện kể rằng, có hai người nông dân quan hệ với nhau rất tốt, nên muốn trồng rau chung ở một chỗ. Nhưng vì rau mọc quá dày, chen chúc vào nhau, để rồi đều bị héo úa. Hai người đều oán trách, cho là do rau của người kia chiếm diện tích. Sau này mối quan hệ giữa họ dần trở nên bất hòa.

Mọi mối quan hệ đều cần có khoảng cách, giữa người với người, không nên quá gần gũi.

Quá xa thì nhạt, quá gần lại phai. Cảm tình dù tốt, cũng nên có khoảng cách, quan hệ dẫu thân thiết, cũng phải có sự riêng tư.

Trong hôn nhân, cần có khoảng cách, hôn nhân không phải là trói buộc, mà là bổ sung cho nhau

Trong tình yêu, cần có khoảng cách, không cần thiết phải biết mọi thứ về nhau, thấu hiểu, tin tưởng, cảm thông, đó mới là điều cần trong hôn nhân vợ chồng.

Trong tình thân cũng cần có khoảng cách, đặc biệt là khi mọi người đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng của mình.

Cuộc sống không thể tránh khỏi va chạm, tiếp xúc, vì thế không nên quá so đo. Nhưng trong các mối quan hệ phải biết cân bằng, không nên quá xa mà cũng đừng quá gần.

Không xa không gần là một loại cảnh giới. Con người đều có trường năng lượng vây quanh mình, quá gần sẽ bị hút vào, quá xa thì khó có thể hấp dẫn. Các mối quan hệ cần được điều chỉnh để cho cảm tình tốt đẹp và lâu bền.

Sống chung cũng là một loại học vấn, cần phải điều chỉnh để đạt đến trạng thái thích hợp nhất

Tình là một cốc nước, nóng lạnh vừa phải, uống vào sẽ cảm thấy thoải mái nhất, vì thế cần phải thay đổi, để cho tình cảm được lâu dài, bền vững.

Không có thành công một ngày, cũng không thể một bước đặt cảm tình đúng vị trí, vì luôn phải từng bước điều chỉnh cho thích hợp.

Muốn duy trì các mối quan hệ bền vững, thì không nhất định phải quá gần gũi, mà cần có một khoảng cách, như thế mới có thể lâu dài.

(nguồn tinhhoa)