Dịch bệnh thường tránh những người nào?

Hàng ngàn năm qua, nhân loại đã trải qua biết bao trận dịch bệnh lớn nhỏ. Tuy nhiên trong mỗi lần ôn dịch, đều có những người bình an vô sự không bị lây nhiễm. Họ là ai?

Người xưa tin rằng dịch bệnh là do Thiên thượng giáng xuống khi lòng người tha hóa, gây nhiều tội nghiệp. Tuy nhiên trong các trận ôn dịch, vẫn có những người bình an vượt qua kiếp nạn, ngay cả khi nhiều người quanh họ nhiễm bệnh qua đời. Trong lịch sử, đích thực có ghi chép về những trường hợp như vậy.

Xả thân vì nghĩa, người nghĩa khí bình an vô sự

Thời nhà Thanh, có một vị học giả tên là Chu Mai Thúc đã ghi chép lại tình hình dịch bệnh ở một địa phương trong tác phẩm “Mai Ưu Tập” như sau: “Thường thấy một nhà có mấy chục người chết khi đang ngủ. Dù cửa đóng kín, nếu vô tình tiếp xúc với khí [bệnh] ắt cũng sẽ chết”.

Ở đó có gia đình Trần Quân Sơn gồm 5 người vợ chồng con cái đều nhiễm bệnh, chỉ trong một đêm đã chết không còn một ai. Hàng xóm, người thân cũng không có ai dám đến nhìn. 

Trần Quân Sơn có một cậu học trò tên là Vương Ngọc Tích. Vương Ngọc Tích vốn là người trọng hiếu, trọng đạo, nên kiên định nói:“Sao tôi có thể ngồi nhìn cả nhà thầy chết, thi thể không có ai an táng được?” Thế là anh bèn vào nhà, đem từng người liệm trong quan tài. Kỳ tích là anh phát hiện ra trong nhà còn có đứa bé quấn tã vẫn còn thở nhẹ. Vương Ngọc Tích bế bé đi tìm thầy thuốc và cứu được mạng sống của bé. 

Điều ngạc nhiên là dù tiếp xúc với cả nhà nhiễm dịch như vậy nhưng nhiều ngày sau, Vương Ngọc Tích vẫn bình an vô sự. Xem ra, dịch bệnh biết tránh những người thiện lương đại nghĩa.

Phụ nữ thủ tiết đức lớn, cả nhà tránh khỏi tai họa

Đời nhà Thanh năm Đạo Quang thứ 15, Hàng Châu xảy ra dịch bệnh, người chết nhiều đến nỗi thiếu cả quan tài. Đêm giao thừa, nhà họ Kim nghe thấy ngoài cửa có tiếng động, còn nghe thấy tiếng người nói: “Nhà này có tiết phụ.” Hôm sau, sáng mùng một Tết mở cửa, thấy trên tường có vẽ một vòng tròn đỏ lớn, nghĩ rằng trẻ con nghịch ngợm nên họ cũng không để tâm.

Thế nhưng, vào mùa hè năm đó, dịch bệnh hoành hành, các gia đình xung quanh không một người nào còn sống sót, chỉ riêng nhà họ Kim vẫn bình an. Lúc này nhà họ Kim mới biết rằng, vòng tròn đỏ được vẽ đêm giao thừa chính là quỷ Thần vẽ đánh dấu. 

Quỷ Thần đánh dấu trên tường nhà họ Kim là bởi vì con dâu nhà họ Kim (gia đình mẹ đẻ họ Tiền), đã thủ tiết 30 năm. Xưa nay những người phụ nữ hiếu thảo thủ tiết đều khiến quỷ Thần kính phục. Gia đình họ Kim có tiết phụ đã tích được rất nhiều công đức, nên mới giúp cả gia đình tránh khỏi đại họa.

Ba đời tích đức hành thiện dịch bệnh tránh xa

Thời nhà Tống có trạng nguyên Phùng Thời Hành. Vào một ngày Tết Nguyên Đán khi anh ta còn chưa thi đỗ, anh xuất hành rất sớm và gặp rất nhiều người có tướng mạo kỳ dị trên đường. Phùng Thời Hành không những không sợ mà còn quát hỏi bọn họ muốn gì. Nghe vậy những người kia đáp họ là dịch quỷ, xuống nhân gian để gieo rắc dịch bệnh.

Phùng Thời Hành hỏi: “Nhà ta cũng sẽ bị dịch bệnh sao?

Dịch quỷ nói: “Không bị.”

Phùng Thời Hành thắc mắc hỏi tại sao, đám dịch quỷ tiết lộ rằng nhà anh ba đời đều tích đức, ngăn chặn người làm việc xấu, khen ngợi người làm việc tốt. Do đó con cháu gia đình đều sẽ có thành tựu. 

Năm đó dịch bệnh hoành hành, quanh khu vực chỉ có gia đình nhà họ Phùng là bình yên vô sự.

Trung y: Chính khí mạnh dịch bệnh bất xâm

Trong “Hoàng Đế Nội Kinh”, cuốn sách kinh điển của Trung y có chép một đoạn hội thoại giữa Hoàng Đế và đại thần Kỳ Bá như sau: 

“Hoàng Đế: Dịch bệnh phát tán có tính truyền nhiễm. Người lớn hay trẻ nhỏ sau khi nhiễm bệnh đều có biểu hiện giống nhau. Phải dùng biện pháp gì để cứu chữa và tránh bị lây nhiễm?

Kỳ Bá: Người không bị truyền nhiễm nhất định là bên trong cơ thể có nhiều chính khí. Như vậy tà khí không xâm nhập vào được”. 

Theo Trung y, các nhân tố bên ngoài gây bệnh cho cơ thể được gọi là tà khí, và phần chống lại tà khí được gọi là chính khí. Nếu chính khí của cơ thể rất mạnh thì bệnh tà không thể xâm nhập. Do đó, bệnh tà có thể xâm nhập vào người hay không, có liên quan mật thiết đến việc chính khí của người đó mạnh hay yếu.

Người có chính khí mạnh được hiểu là người có tâm chính trực, suy nghĩ thiện lương, sống có đạo đức, tuân theo thiên lý… Tà khí ở đây ngụ ý chỉ các loại dịch bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả các loại vi khuẩn, virus,… Vì vậy nâng cao cảnh giới tâm tính cũng chính là cách để tăng cường chính khí chống lại bệnh tà.

Tây y: Người có tâm thái tích cực thường khỏe mạnh, hạnh phúc

Những năm gần đây, khoa học hiện đại cũng đưa ra chứng cứ về mối liên hệ mật thiết giữa cảnh giới tinh thần và sức khỏe thân thể. Điều này khiến cho Đông y và Tây y xích lại gần hơn.

Tây y nhấn mạnh sự tàn phá của stress lên cơ thể. Trong cuốn sách Power vs Force, nhà nghiên cứu nổi tiếng người Mỹ David Hawkins nói về tần số năng lượng của cơ thể. Theo đó, những tâm thái tiêu cực như đau khổ, tuyệt vọng, oán hận, thù ghét có tần số năng lượng thấp, khiến người ta mang bệnh. Và ngược lại, sự bình hòa, từ bi, lương thiện có tần số cao, khiến mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra, người chăm chỉ làm việc thiện, người thường niệm kinh sách trong các tín ngưỡng dường như giảm được nhiều nguy cơ bệnh tật hơn. Điều này khá tương đồng với quan điểm dưỡng sinh trong Đông y cho rằng: Bệnh do 7 phần tinh thần 3 phần thân thể.

Người xưa nói: “Phúc họa không có cửa, đều do con người tự chiêu mời”. Từ xưa đến nay, mỗi khi xã hội lễ nghĩa băng hoại, đạo đức suy đồi thì dịch bệnh luôn tìm đến. Từ các ghi chép lịch sử đến Đông, Tây y đều cho thấy chỉ những người vẫn giữ được chính khí, thiện lương mới có thể bình an vượt qua ôn dịch. 

Các bậc danh y thời xưa cũng đều cho rằng “dưỡng sinh không bằng dưỡng tính“. Cảnh giới tinh thần ngay chính, trọng đức, hành thiện mới là bí quyết chống lại dịch bệnh, giúp duy trì sức khỏe, hạnh phúc cho mỗi người.

(nguồn tinhhoa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.