TRÊN TRANG BÌA
Hình ảnh ấn tượng trên trang bìa làm chúng ta liên tưởng tới con mắt của Sauron[1], nó được gọi là M1, tinh vân Con Cua. M1 nằm ở chòm sao Kim Ngưu, khoảng 1 độ bên phải sao Zeta Tauri, ngôi sao nằm ở đỉnh của sừng bên trái con trâu. Tinh vân Con Cua là những gì còn lại của một supernova[2] đã thổi bay nó khắp vũ trụ vào một ngày tốt lành mùng 4 tháng 7 năm 1054 sau công nguyên. Ở khoảng cách 6500 năm ánh sáng, vụ nổ xuất hiện với những nhà quan sát thiên văn Trung Quốc như một vì sao mới, gần sáng như sao Mộc. Quả thực là nó có thể trông thấy được suốt ngày hôm đó! Qua sáu tháng sau thì nó mới mờ dần khỏi tầm mắt người thường.
Tấm ảnh bìa là tập hợp các tia sáng nhìn thấy và cả tia X quang. Tấm ảnh này được chụp bởi kính viễn vọng Hubble và tạo thành lớp bao bên ngoài. Vật thể bên trong trông giống như một hồng tâm màu xanh được chụp bởi kính viễn vọng X quang Chandra.
Hình ảnh mô tả một đám mây bụi và khí đang mở rộng nhanh chóng và chứa các nguyên tố nặng còn sót lại sau vụ nổ supernova. Đám mây đó bây giờ có đường kính 11 năm ánh sáng, nặng gấp 4,5 lần khối lượng mặt trời, và đang mở rộng với tốc độ kinh hoàng 1500 km mỗi giây.
Tại tâm điểm của mục tiêu là một chấm xanh dương sáng. Đó là vị trí của pulsar. Chính sự hình thành của pulsar đã khiến cho cho ngôi sao đó nổ tung ngay từ đầu. Một khối lượng vật chất gần tương đương với mặt trời nằm ở lõi của ngôi sao xấu số đã nổ tung trong một quả cầu nơ-tron đường kính khoảng 30 km. Động năng của vụ nổ đó, cộng với luồng neutrino đáng kinh ngạc được tạo ra khi tất cả những nơ-tron này hình thành, đã xé tung ngôi sao đó.
Pulsar đó quay xung quanh khoảng 30 lần mỗi giây; và nó phát sáng khi đang quay. Chúng ta có thể nhìn thấy nó nhấp nháy trong kính viễn vọng của chúng ta. Xung ánh sáng đó chính là lý do tại sao chúng ta gọi nó là pulsar, đó là cách nói ngắn gọn của từ Pulsating Star[3].
[1] Sauron: nhân vật quỷ vương trong loạt phim Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn.
[2] supernova: siêu tân tinh.
[3] Pulsating Star: tạm dịch là ngôi sao rung động.