Khuôn dập #1 – Đánh giá độ chính xác của khuôn dập

Nói chung, độ chính xác về kích thước và độ chính xác về hình dạng sản phẩm được dùng như một “thước đo” độ chính xác của khuôn. Các sản phẩm yêu cầu dung sai rất nghiêm ngặt, ví dụ, khung dẫn hoặc đầu nối IC, v.v. là các sản phẩm đòi hỏi độ chính xác rất cao và khuôn để sản xuất chúng được thừa nhận là khuôn độ chính xác cao. Đây là một điểm mà thường không ai phải bàn cãi.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét nơi nào mà cần độ chính xác cao trong những bộ khuôn như vậy. Vì các hình dạng của chày và cối khuôn được chuyển hoá thành sản phẩm, do đó hình dạng của chày và cối khuôn được sản xuất với với độ chính xác cao bằng nhiều lần cắt và sử dụng các phương pháp khác nhau như mài bao hình (gia công mài chính xác) hoặc cắt dây, xung điện. Chắc chắn rằng một yếu tố trong việc đánh giá độ chính xác của khuôn là việc gia công hình dạng của chày và cối khuôn phải tương ứng với dung sai kích thước của sản phẩm.

Việc gia công hình dạng của chày và cối khuôn cũng rất cần thiết cho việc duy trì khe hở khuôn. Độ dày tấm vật liệu của sản phẩm càng mỏng, thì khe hở chày cối cũng sẽ càng trở nên nhỏ hơn. Rất khó để duy trì một cách thống nhất khe hở này. Do đó, ngay cả khi dung sai của hình dạng và kích thước sản phẩm lớn, bởi vì khe hở khuôn phải nhỏ trong trường hợp sản phẩm tạo thành từ các tấm mỏng, chúng ta cũng sẽ cần phải duy trì độ chính xác cao trong khi gia công chày cối khuôn và đảm bảo vị trí lắp ráp bên trong khuôn chính xác. Do đó, cũng có thể nói rằng kể cả độ dày tấm vật liệu cũng là một “thước đo” để đánh giá độ chính xác của khuôn. Độ chính xác của hình dạng sản phẩm cũng sẽ trở nên kém dù chỉ một sự thay đổi nhỏ trong khi ghép chày cối, nếu độ dày tấm của vật liệu trở nên nhỏ hơn. Tất nhiên, việc gia công hình dạng của chày và cối khuôn là rất quan trọng.

Thông qua việc gia công hình dạng của chày cối, chúng ta có thể có được các chi tiết như ý. Do chày và cối khuôn được đặt ở khuôn trên và khuôn dưới, nên ngay cả các thanh dẫn hướng (guide post) và các bạc dẫn hướng cũng sẽ xác định độ chính xác khi ghép khuôn trên và khuôn dưới, chúng có vai trò gián tiếp rất quan trọng trong độ chính xác của khuôn. Chúng ta cân nhắc một chày khuôn được tạo thành chày dẫn hướng dùng gạt phôi (stripper), điều này liên quan đến việc gia công gạt phôi (dẫn hướng trong), bu lông gạt phôi, lò xo, v.v.

Chúng ta không thể thảo luận về độ chính xác của khuôn mà không làm rõ cái gì là “thước đo” về độ chính xác. Ví dụ, người ta có thể nghĩ dẫn hướng bên trong nên như thế nào. Tùy thuộc vào độ chính xác yêu cầu, ngay cả những chi tiết được sử dụng để làm khuôn và phương pháp lắp ráp khuôn cũng sẽ trở nên khác nhau. Một bộ khuôn được gia công mà không làm rõ chi tiết về những yêu cầu kỹ thuật, thì ngay cả khi nó được gia công thành hình rồi, thì chúng ta cũng không thể nói đó là bộ khuôn chính xác cao được.

Sẽ rất dễ dàng nếu các điều kiện tiên quyết đã được làm rõ. Ví dụ, nếu một bộ khuôn được xem xét với điều kiện ban đầu là sẽ dập tạo hình (forming) từ vật liệu mỏng, thì việc làm thế nào bộ khuô được hình thành sẽ trở nên rõ ràng từ chuỗi suy nghĩ sau – khe hở nhỏ → độ chính xác hình dạng và độ nhám bề mặt của chày và cối khuôn → độ chính xác vị trí khuôn → chuẩn bị dẫn hướng.

Độ chính xác của khuôn dập có thể nói được xác định bởi thiết kế của sản phẩm mà không phụ thuộc vào số công đoạn tạo hình trên khuôn để cho ra sản phẩm cuối cùng.

(nguồn misumi-techcentral)

2 bình luận trong “Khuôn dập #1 – Đánh giá độ chính xác của khuôn dập”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.